(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 5 km, Nà Mèo là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Mai Châu. ông Hà Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Nà Mèo cho biết: Do địa hình chủ yếu là đất đồi dốc nên diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa ít.

 

Hàng năm, đất lúa chỉ cấy được 2/3 diện tích. Cá biệt, năm nay, toàn xã chỉ cấy được 51,4 ha ở cả 2 vụ. Thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều loại rau màu khác nên nhìn chung, tình hình SX không đạt so với kế hoạch đề ra. Diện tích lúa ít, Nà Mèo cũng đã vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển những chân ruộng thiếu nước sang trồng ngô và các loại hoa màu khác. Tuy nhiên, đến thời điểm này, do ảnh hưởng của thời tiết, thiếu vốn và kinh nghiệm SX nên cây ngô chưa đạt được năng suất cao. Với 115 ha ngô, năng suất bình quân chỉ đạt 24 tạ/ha nên sản lượng cả xã chỉ đạt hơn 260 tấn. Với diện tích đất đồi dốc, khó canh tác, xã cũng đã chú trọng trồng cây sắn cao sản để tăng thêm thu nhập cho người dân.  

Nà Mèo cũng gặp nhiều khó khăn trong phát triển các ngành nghề khác do cơ sở hạ tầng điện, đường chưa đảm bảo. Theo ông Hà Văn Biên, hiện nay, xã có 4 xóm nhưng chỉ có 2 xóm được đầu tư đường bê tông với chiều dài 3,5 km. Cá biệt có xóm Xô, Xăm Pà cách trung tâm xã 9 km đường đất, thường xuyên sạt lở, lầy lội vào mùa mưa nên việc đi lại của người dân khó khăn. Cả xóm có 94 hộ, nhiều năm qua, bà con phát triển một số loại cây trồng có giá trị kinh tế có thể làm hàng hóa mang bán, nhưng do đường đi lại hạn chế nên việc tiêu thụ sản phẩm không thực hiện được. Không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, tuyến đường đất này cũng gây nhiều khó khăn cho việc học tập của các em HS, trong đó, phần lớn HS THCS phải học nhờ trường Xăm Khòe.  

Ngoài đường giao thông, hệ thống lưới điện ở đây cũng gặp nhiều trục trặc. Hiện nay, trên địa bàn xã có 2 trạm biến áp, trong đó có 1 trạm biến áp cũ công suất 50KVA và 1 trạm biến áp mới được đầu tư theo chương trình giảm nghèo công suất 100 KVA. Tuy nhiên, trạm biến áp 50 KVA đang cung cấp điện lưới cho hơn 200 hộ 3 xóm là Nà Mo, Nà Mèo, Xăm Pà đã xuống cấp nghiêm trọng do đường dây 04 từ cột vào nhà dân đã được đầu tư từ rất lâu và chưa được nâng cấp sửa chữa. 

Kinh tế còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng xuống cấp và chưa được đầu tư nên chất lượng cuộc sống của người dân xã Nà Mèo còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của UBND xã, hiện nay, toàn xã có 261 hộ nghèo, chiếm 78,9%, 33 hộ cận nghèo, chiếm 9,96%. Cá biệt vẫn còn 90 hộ với 378 nhân khẩu phải đối mặt với tình trạng thiếu đói trong mùa giáp hạt. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến an sinh xã hội, đặc biệt là ANTT trên địa bàn xã. Vì thiếu việc làm nên không ít thanh niên, phụ nữ trong xã thường xuyên phải đi làm ăn xa,  tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TTATXH. 

Trước thực trạng đó, đề cập đến các giải pháp XĐ-GN, ổn định kinh tế cho nhân dân, Đảng ủy, chính quyền và người dân xã Nà Mèo mong muốn được quan tâm hơn trong tập huấn, hướng dẫn kỹ năng SX, phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật và định hướng mô hình SX phù hợp để người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà.

 

                                                                                   Đinh Hoà

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục