Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã tổ chức họp báo giải thích về việc điều chỉnh khung giá trần vé máy bay nội địa mới được áp dụng. Lần điều chỉnh này có sự thay đổi cả về cơ chế trong phương thức quyết định trần giá và được áp dụng tăng theo lộ trình phù hợp.

Tăng trần, nới dải giá

Bộ Tài chính đã ra quyết định 2967/QĐ-BTC về việc điều chỉnh mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền. Theo đó, mức tối đa khung giá cước vận chuyển là 5.000đ/hành khách/km. Từ năm 2012, mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên các đường bay nội địa còn vị thế độc quyền có cự ly từ 500km trở lên sẽ là 3.000 đ/hành khách/km (chưa bao gồm thuế VAT).

Ông Lại Xuân Thanh – Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN khẳng định lần điều chỉnh khung giá trần này có sự thay đổi cả cơ chế quyết định trần giá. Theo ông Thanh, các hãng hàng không đề nghị bỏ trần giá hoặc có cơ chế linh hoạt để tránh thua lỗ kéo dài. Bởi nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài các hãng hàng không sẽ không đủ tiềm lực để mở thêm các đường bay mới, tăng chuyến bay.

Theo tính toán của Cục Hàng không ở đường bay thông dụng 1000 – 1280km mức giá thành cần đạt được là 2.047.000 đồng/hành khách/lượt, tuy nhiên mức thu bình quân chỉ đạt 1.830.000 đồng/hành khách/lượt nên hãng vẫn bị lỗ 217.000 đồng/vé. Ở các chặng khác sẽ có các mức lỗ khác nhau. Vì vậy mức giá trần cần dựa trên giá thành và yếu tố trượt giá, mức trần cao để hãng có thể đưa ra nhiều dải giá khác nhau. Ví dụ ở chặng bay Hà Nội – TPHCM mức giá cao nhất VNA đang áp dụng là 2.560.000 đồng/khách/lượt chưa tính thuế. Nhưng hành khách vẫn có thể lựa chọn mức giá 1.050.000 đồng/lượt ở thời điểm thích hợp. Ngay cả phương thức tính theo hành khách.km cũng là cách tính mới theo cách Hàng không Thái Lan đã làm.

Còn theo ông Lưu Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục Hàng không VN cơ sở tính mức giá trần dựa trên giá thành, chi phí của các hãng hàng không. Một số yếu tố đầu vào của ngành hàng không như xăng dầu, thuê máy bay, bảo dưỡng máy bay, thuê phi công, … đều tính bằng ngoại tệ. Thời gian qua có sự biến động mạnh về ngoại tệ nên phải điều chỉnh. Để đưa ra phương án điều chỉnh lần này, các cơ quan chức năng phải mất gần 6 tháng tính toán, cân nhắc theo hướng vận hành giá dịch vụ hàng không theo cơ chế không bao cấp nhưng cũng tính đến sức chịu đựng của người tiêu dùng, biến động của chỉ số giá cả.

Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng công khai mức trần giá cước vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) theo 5 nhóm cự ly vận chuyển. Cụ thể, đối với cự ly dưới 500km, mức giá trần tối đa là 1.700.000 đ/vé/chiều; từ 500km - dưới 850km, 2.250.000 đ/vé/chiều; 850km đến dưới 1.000km, 2.890.000 đ/vé/chiều; 1.000km đến dưới 1.280km, 3.400.000 đ/vé/chiều và 1.280 km trở lên là 4.000.000 đ/vé/chặng.

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet.

Vẫn chưa đủ bù lỗ!

Tuy nhiên việc tăng mức trần cần được thực hiện theo lộ trình để tránh gây “sốc” cho thị trường. Vì vậy, Cục Hàng không VN yêu cầu các hãng hàng không kê khai giá lần đầu theo từng chặng tương ứng không vượt quá các mức sau: 1.700.000 đ/vé/ chiều; 1.940.000 đ/vé/chiều; 2.580.000 đ/vé/chiều; 2.720.000 đ/vé/chiều; 3.430.000 đ/vé/chiều.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Cục trưởng Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh khung giá trần vào thời điểm này sẽ có tác động nhất định đến xã hội vì vậy các cơ quan chức năng và các hãng hàng không đều đã tính đến yếu tố người tiêu dùng, chỉ số giá cả. Thực tế, nếu áp dụng ngay mức giá 5.000 đồng/hành khách.km mới hoàn toàn theo cơ chế thị trường, đảm bảo cho các hãng hàng không có lãi. Nếu làm vậy có thể gây sốc cho thị trường vì vậy cần áp dụng có lộ trình, năm 2012 chỉ tính ở mức 3.000 đồng/hành khách.km.

Chính vì vậy tăng khung trần giá vé nội địa lần này cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của các hãng hàng không. Theo đề  nghị của VNA và Jetstar Pacific, mức giá trần cần được tăng thêm 1,5 lần, còn Air Mekong đề nghị tăng gấp 2 lần. Theo ông Thanh, với mức trần như hiện nay các hãng vẫn bị lỗ với đường bay từ 500km trở lên.

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Ngọc Minh – Tổng Giám đốc VNA cho hay mức giá trần hiện nay vẫn chưa đủ để VNA bù lỗ nhưng hãng vẫn chịu đựng được. Việc tăng giá tại thời điểm này cũng đã được tính toán kỹ để tiếp cận theo phương án ít ảnh hưởng nhất đến người dân. VNA cũng chỉ tăng 15% đối với các chặng đông khách và áp dụng nhiều mức giá khác nhau trên cùng một chặng để khách hàng lựa chọn.

Hiện mới chỉ có VNA báo cáo về việc sẽ tăng khung giá trần vé máy bay nội địa từ 15.12.2011.

 

                                                                  Theo Báo Lao Dong

Các tin khác


Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Đoàn đại biểu người có uy tín tỉnh tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín gặp mặt lãnh đạo tỉnh và đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn từ ngày 9/4 - 11/4. Đoàn gồm 42 người, trong đó 32 người có uy tín, 10 cán bộ phục vụ. Đây là nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Dự buổi gặp mặt đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục