Chưa bao giờ thị trường hàng thực phẩm, thức uống tại nước ta phong phú và sôi động như hiện nay. Dường như đang có một cuộc “cách mạng” thật sự để phục vụ các “thượng đế” Việt khi nhu cầu cũng như tiêu chuẩn ăn uống của người Việt mỗi ngày càng cao.

 

 Ảnh shutterstock

Triển lãm quốc tế thực phẩm - đồ uống (Vietfood & Beverage 2011) và Triển lãm quốc tế về thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và đồ uống (ProPack Vietnam 2011) lần thứ 15, cùng diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Tân Bình, TP.HCM mới vừa khép lại. “Sân chơi” này dành cho các nhà sản xuất trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, thủy hải sản, đồ uống, bao bì đóng gói, công nghệ dây chuyền chế biến, quy tụ đến 350 gian hàng, là một minh chứng rằng thị trường hàng thực phẩm, thức uống tại Việt Nam vô cùng hấp dẫn và sôi động.

Thực phẩm, đồ uống - “đôi bạn cùng tiến” 

Tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, đó là dự báo đầy lạc quan của tổ chức Giám sát Kinh doanh quốc tế (BMI). Trong khi đó, ngành thức uống cũng không ngừng lớn mạnh. Trang mạng quốc tế chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường www.companiesandmarkets.com mới đây cho biết, thị trường đồ uống tại Việt Nam đang phát triển và vẫn còn nhiều tiềm năng. Vì thế, các dự án lớn vẫn tiếp tục đổ vào lĩnh vực chế biến đồ uống.

Một tương lai tươi sáng đang mở ra cho ngành công nghiệp đồ uống trong nước. Nhưng ngay thời điểm hiện nay, nhu cầu của các “thượng đế” Việt cũng không còn như 5 - 7 năm về trước. Chưa bao giờ ngành chế biến thực phẩm và thức uống lại “ưu ái” với họ nhiều đến như vậy.

Bước vào một siêu thị bất kỳ, người tiêu dùng có vô số sự chọn lựa. Về thực phẩm, dường như món ăn nào có trong thực đơn bữa ăn gia đình đều có trên các kệ hàng. Thực phẩm chế biến sẵn trong các siêu thị ngày càng trở nên “gần gũi” khẩu vị, giá cả hợp lý hơn đối với thu nhập mọi tầng lớp lao động. Riêng thức uống thì thấy hoa cả mắt nào là bia, nước ngọt có ga, không có ga, nước khoáng, nước uống tinh khiết, nước tăng lực; trà, nước uống thảo mộc, sinh tố, hoa quả… và vô số loại thức uống có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ nạp thêm năng lượng, dinh dưỡng hàng ngày… Mỗi loại thức uống có thể đáp ứng cái “gu” và túi tiền riêng của mỗi người. 

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, xu hướng phát triển của ngành thực phẩm và thức uống cũng như thị trường này tại Việt Nam là tất yếu. Bởi lẽ, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nên nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, thức uống bao giờ cũng tăng cao cả chất lẫn lượng. Nhu cầu này cũng kéo theo nền công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống đổi mới theo hướng hiện đại hơn.

Khi người tiêu dùng thông minh hơn

Mời bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến và gởi về hộp mail nguoitieudungthongminh@thanhnien.com.vn ; các ý kiến đóng góp hay sẽ được nhận 1 phần quà từ nhà tài trợ Tân Hiệp Phát.

Đơn vị tài trợ này có các sản phẩm Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, Number 1 nằm trong top 10 thương hiệu có mức tiêu thụ lớn nhất trong ngành hàng nước giải khát, trong đó đứng đầu là Trà xanh Không Độ. (Dựa trên dữ liệu của Nielsen về đo lường bán lẻ trên toàn quốc gồm 36 thành phố và khu vực nông thôn - số liệu tháng 5.2011).

Khác với thời “có gì ăn nấy”, bây giờ người tiêu dùng Việt rõ ràng đã có thể “kén cá chọn canh”. Tư duy mua sắm của họ cũng đã khác. Thật sự, họ ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn ở nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như thức uống. Những “sự vụ" rúng động trên thị trường, thường là vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn luôn được người tiêu dùng hiện đại đề cao. Những sản phẩm sản xuất theo công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, thêm vào đó nguồn nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe là ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng.

Để đáp ứng nhu cầu “mua sắm thông minh” và chính đáng đó, các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc thức uống phải chấp nhận cuộc đua khốc liệt để giành lấy thị trường. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thay đổi phương thức sản xuất, mở rộng và cập nhật công nghệ mới, hướng tới hệ thống sản xuất tiên tiến nhằm mang đến sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng, đồng thời xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp… là những điều mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thức uống nỗ lực thực hiện. Với những công nghệ tân tiến nhất trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thức uống, người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và xu thế thời đại...

Cũng cần nói thêm, một trong những tư duy tiêu dùng mới đáng ghi nhận của người Việt là tư tưởng “sính ngoại” hàng thực phẩm, thức uống có chiều hướng giảm, trong khi xu hướng dùng thực phẩm, thức uống Việt gia tăng. So với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp ngành thực phẩm, thức uống Việt Nam cũng phát huy được thế mạnh nhờ đã khai thác, chế biến được các chủng loại sản phẩm mang hương vị Việt. Thị trường thực phẩm, thức uống vì thế càng trở nên nhộn nhịp sôi động, thậm chí có cả những yếu tố bất ngờ… (Quang Viên)

 

Ảnh shutterstock

 

                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục