Sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường dần ổn định. Ảnh chụp tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TPHB).

Sau Tết Nguyên đán, giá cả thị trường dần ổn định. Ảnh chụp tại Siêu thị Vì Hòa Bình (TPHB).

(HBĐT) - Trong dịp Tết, nhiều loại hàng hóa thiết yếu được người dân mua sắm mạnh có mức giá tương đối bình ổn. Sức mua tăng mạnh ở nhóm lương thực, thực phẩm và thực phẩm công nghệ như bia, rượu, nước giải khát, mứt tết, đường, sữa, dầu ăn, hải sản đông lạnh, gạo, thịt lợn, thịt gà...

 

Tại thời điểm cận Tết Nguyên đán, giá một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giữ ổn định như: bia lon Hà Nội giá 195.000 đồng/két (riêng loại cành đào giá 205.000 - 210.000 đồng/ két); bia halida giá 185.000 đồng/két; rượu vang loại 3 lít giá 190.000 đồng/bịch; rượu vang Đà Lạt giá 55.000/chai, vang chát giá 30.000 đồng/chai, pepsi giá 160.000 đồng/kiện 24 lon, cam ép giá 168.000 đồng/ kiện 24 lon, coca giá 170.000 đồng/kiện 24 lon; hạt bí gói 300gr giá 60.000 đồng; hạt hướng dương giá 500gr giá 20.000; mứt tết của cơ sở Thu Hiền giá 20.000 đồng/hộp, mứt trần giá 27.000 đồng/hộp; mứt Tết Hữu Nghị có giá  38.000 đồng. Theo bà Nguyễn Thị Hoa ở tổ 13, phường Tân Thịnh, giá cả của hầu hết mặt hàng đều duy trì ở mức cũ, vài mặt hàng tăng giá nhẹ nhưng không đáng kể.

 

Một số nhóm hàng hiện không tăng trong suốt hơn 1 tháng nay như  gạo tám Điện Biên giá 18.000 đồng/kg, dương vũ giá 15.000 đồng/kg, bắc hương giá 17.000 đồng/ kg... Thịt lợn ba rọi, mông sấn và xương sườn ngon giá 100.000 đồng/kg, nạc thăn giá 120.000 đồng - 130.000 đồng/ kg, mực đông lạnh giá 190.000 đồng/kg, thịt bò giá 170.000 đồng - 200.000 đồng/kg,  giò lụa giá 130.000 đồng - 160.000 đồng/kg. Măng nứa sấy khô giá 150.000 đồng/kg, măng củ sấy khô giá 170.000 đồng/kg. Các tiểu thương ở chợ Phương Lâm (TPHB) cho rằng: Giá cả hàng hóa Tết năm nay tăng không đột biến so với cùng thời điểm này năm ngoái là nhờ nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, lượng hàng dự trữ lớn, mẫu mã phong phú giúp chi phối, điều tiết thị trường dịp Tết.

 

Theo quy luật thị trường sau Tết, giá một số nhóm hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ quả xu hướng tăng cao do nguồn cung giảm, nhu cầu tiêu thụ mạnh. Tuy vậy, chỉ sau vài ngày, quy luật trên đã dần được điều chỉnh, hiện tại giá rau muống, cải, cần đã giảm từ 8.000 đồng/bó hiện xuống còn 5.000 đồng - 6.000 đồng/bó; giá thịt lợn giảm xuống 120.000 đồng/ kg thăn, 110.000 đồng/kg sườn; cá trắm, cá chép dao động 70.000 đồng-100.000 đồng/kg.

 

Với nỗ lực bình ổn giá cả   thị trường, lực lượng QLTT tỉnh đã nỗ lực tăng cường công     tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết.  ông Nguyễn Đình Khanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh nhận định: Kiểm soát tốt thị trường giáp Tết sẽ giúp kiềm chế tình trạng giá cả một số hàng hóa thiết yếu tăng đột biến trong thời gian ngắn, ngăn chặn hành vi buôn bán hàng cấm, hàng giả, không đảm bảo VSATTP, kinh doanh trốn thuế, gian lận thương mại phát sinh. Từ đó, góp phần đảm bảo cho nhân dân địa phương mua   sắm các loại hàng hóa có     chất lượng và đón Tết bình yên, góp phần làm lành mạnh thị trường. Trong thời gian trước Tết, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, huyện, thành phố đã kiểm tra 257 vụ, xử lý 214 vụ vi phạm, trong đó có 29 vụ kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, 23 vụ vi phạm về giá, 15 vụ kinh doanh hàng cấm, nhập lậu. Hàng hóa tịch thu điển hình gồm 70 lít rượu đựng trong săm ô tô, 60kg thịt lợn đã qua chế biến (tóp mỡ) và gần 1.800 chai rượu sakê kém chất lượng. 

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục