Thú y viên xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn gia súc vụ đông - xuân

Thú y viên xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn gia súc vụ đông - xuân

(HBĐT) - Thời điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán, hoạt động kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm tuy tăng gấp 2, 3 lần so với ngày thường nhưng theo ông Phạm Vinh Xương – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, tình hình kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2011.

 

Để duy trì và phát triển ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có, bao gồm 177.202 con trâu, bò, hơn 43.300 con lợn, hơn 4,4 triệu con gia cầm và 29.416 con dê, công tác kiểm soát dịch bệnh đang được tăng cường. Hiện 10 chốt kiểm dịch tại các huyện, thành phố đang duy trì hoạt động thường xuyên, tổ chức kiểm tra tất cả các phương tiện vận chuyển động vật ra, vào địa bàn, thực hiện tốt việc ngăn chặn, phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, tổ chức tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển động vật và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y theo pháp lện về chăn nuôi, thú y. Riêng trong tháng 1 vừa qua, các chốt kiểm dịch đã kiểm soát 168 con trâu, bò, 23.335 con lợn và 597.700 con gà, 464.000 quả trứng gia cầm, giúp ngăn chặn kịp thời nguy cơ lây lan dịch bệnh gia súc vào địa bàn.

 

Bên cạnh đó, công tác phòng chống đói, rét cho trâu, bò, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được tập trung, đẩy mạnh. Cũng theo ông PHạm Vinh Xương ý thức của người dân các địa phương trong tỉnh đã dần chuyển biến thông qua tuyên truyền, vận động, nhất là đã chú trọng dự trữ thức ăn cho trâu, bò vụ đông – xuân. Công tác giám sát phòng - chống dịch bệnh cũng có chuyển biến nhất định. Nhiều hộ chăn nuôi ngay khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh đã sớm báo cho thú y cơ sở, thực hiện các biện pháp điều trị, khống chế hạn chế mức độ lây lan. Đơn cử trong tháng 1 vừa qua, tại xã Lạc Hưng (Yên Thủy) xuất hiện ổ dịch tụ huyết trùng với 8 con mắc, tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) có ổ dịch tiên mao trùng với 25 con mắc. Nhờ thực hiện giám sát kịp thời, chăm sóc, điều trị hiệu quả nên đã ngăn chặn, khoanh vùng ổ dịch, không có trâu, bò bị chết bởi dịch.

 

Dịch tả, phó thương hàn và tụ huyết trùng là các loại bệnh gia súc thường mắc phải vào vụ đông – xuân, chính vì vậy, để kiểm soát tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm, bên cạnh tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện ổ dịch và kịp thời xử lý dập dịch, lực lượng thú y cơ sở đã triển khai đợt tiêm phòng bệnh, chú trọng tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở các ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao. Trong tháng đã tiêm vắcxin LMLM cho 21.264 con trâu, bò; tiêm vắcxin mũi tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn cho 3.974 con trâu, bò; tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, Niucatxơn ở gà với 44.757 liều.

 

Khó khăn hiện là trên địa bàn tỉnh, ngoài 1 cơ sở của doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hòa Bình không có thêm một cơ sở giết mổ tập trung nào khác. Toàn tỉnh có khoảng trên 60 điểm giết mổ gia cầm tự do hầu hết chưa được kiểm soát. Hoạt động kiểm soát mới triển khai phần ngọn (tại bàn thực phẩm đã giết mổ) trong khi để kiểm soát chặt chẽ phải dựa trên quy trình giết mổ tại lò. Thời gian tới, loại hình lò giết mổ tập trung sã được triển khai tại một số huyện giúp kiểm soát động vật giết mổ thuận lợi và chặt chẽ hơn.

 

                                                             Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục