Nối tiếp động thái điều chỉnh lãi suất cho vay kinh doanh tại một số ngân hàng thương mại lớn, một số ngân hàng cổ phần cũng vừa tiến hành điều chỉnh lãi vay đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng và điều này làm ấm thêm hy vọng về một đợt điều chỉnh lãi suất mới có thể lan rộng trong hệ thống.

 

Giảm có chọn lọc

Cho đến thời điểm hiện nay, các đợt điều chỉnh lãi suất cho vay tiền đồng tại số ít các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần gốc gác nhà nước đều tập trung mạnh cho các nhóm thuộc diện được ưu đãi và khuyến khích. Đợt điều chỉnh giảm lãi vay mới đây của Vietcombank cũng như của BIDV các lần trước đó không nằm ngoài định hướng này. Song trong bối cảnh sức ép lãi suất vốn vay tiền đồng đối với hoạt động sản xuất của các DN ngày càng trở nên căng thẳng, những động thái mới phần nào khôi phục lại kỳ vọng giảm lãi suất theo sau những tín hiệu tích cực từ chỉ số lạm phát nhiều tháng qua.

Sau BIDV, đến lượt VCB mới đây bắt đầu tiến hành giảm lãi suất cho vay bằng VND đối với nhiều nhóm khách hàng, trong đó lãi suất cho vay thương mại và dịch vụ ngắn hạn giảm xuống còn 17%/năm, lãi cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất còn 16,5%/năm và xuất khẩu ngắn hạn 16%/năm. Đáng lưu ý, lãi suất vốn vay phục vụ các nhu cầu đời sống và tiêu dùng cũng được Vietcombank điều chỉnh giảm đáng kể, trong đó lãi vay ngắn hạn lùi về mức 18% và lãi vay trung dài hạn nhỉnh hơn khoảng 0,5-1%/năm. Dễ dàng nhận thấy, các điều chỉnh trên đây của Vietcombank chỉ dành cho vốn vay ngắn hạn và đối tượng được thụ hưởng lãi suất ưu đãi nhất thuộc nhóm các lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích cho vay.

Song cũng với lần giảm lãi suất này, Vietcombank hiện nằm trong số ít các NHTM có lãi suất vay vốn hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay. Sau hàng loạt các điều chỉnh, BIDV hiện đưa lãi vay thấp nhất dành cho khách hàng đặc biệt về con số 14,5%/năm. Trong  khi đó, dù không tiến hành điều chỉnh ồ ạt đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ hơn cũng vừa thông báo dành lãi suất vốn vay ưu đãi cho một số ít khách hàng riêng biệt. Trong đó có Techcombank áp dụng mức lãi suất 14,2% /năm cố định trong 6 tháng đầu tiên cho tất cả các khách hàng vay mua xe ôtô theo điều kiện của ngân hàng.

OCB cũng thực hiện giảm lãi suất vốn vay mua ôtô cho các khách hàng tới 2,5%/năm so với mặt bằng lãi suất của NH. Mới đây nhất, các hộ kinh doanh cá thể có cơ hội được giảm lãi suất 1% khi vay vốn tại VIB và lãi suất vay vốn kinh doanh tối thiểu theo đó giảm xuống còn 20,5%/năm. Dấu hiệu về một xu hướng giảm lãi suất có chọn lọc, theo định hướng riêng của từng ngân hàng và dành cho những nhóm khách hàng riêng biệt dường như đang ngày càng rõ nét.

Chờ sóng lan

Dẫu vậy, những tín hiệu giảm lãi suất lẻ tẻ trên đây chưa đủ sức tạo nên một đợt giảm lãi suất vốn vay trên toàn hệ thống và điều này muốn đạt được phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành của NHNN trong thời gian tới. Việc NHNN ngày 13.2 chính thức phân nhóm các TCTD và giao chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng cho từng nhóm cũng như tiếp tục sáp nhập một số ngân hàng yếu kém nhằm lành mạnh hóa hoạt động của toàn hệ thống theo nhiều đánh giá sẽ giúp cải thiện thanh khoản, hạn chế tình trạng vượt trần lãi suất huy động và từ đó giúp giảm dần lãi suất cho vay trong năm nay. NHNN thực tế cũng đặt mục tiêu và nhiệm vụ giảm mặt bằng lãi suất 2012 ở mức hợp lý song các điều chỉnh này phải phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Ở đây sẽ là chỉ số lạm phát và bài toán thanh khoản của các ngân hàng. Chính vì vậy vẫn còn quá sớm đề đưa ra một dự báo về thời điểm giảm lãi suất trong thời gian tới đây.

Song với yêu cầu mới đây của NHNN, có thể sớm hình dung một xu hướng giảm lãi suất được phân hạng theo nhóm lĩnh vực, khách hàng trong thời gian tới đây. Cùng với việc giao chỉ tiêu tín dụng, NHNN cũng yêu cầu các TCTD tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và kiểm soát tỉ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích không quá 16%. Diễn biến lãi suất trong thời gian tới đây có thể sẽ vẫn giữ nguyên theo xu hướng giảm mạnh cho nhóm ưu tiên và dè dặt đối với các lĩnh vực chịu kiểm soát chặt. Còn ở thời điểm hiện nay, lãi suất có giảm hay không trông chờ phần lớn vào các NHTM gốc gác nhà nước có đầy đủ tiềm lực tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ đa dạng từ kênh tái cấp vốn đến vốn vay trên thị trường mở...

 

 

                                                         Theo LaoDong

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục