Nhờ mô hình trang trại mà mỗi năm gia đình ông Trần Viết Ngân  thu nhập hơn 300 triệu đồng.

Nhờ mô hình trang trại mà mỗi năm gia đình ông Trần Viết Ngân thu nhập hơn 300 triệu đồng.

(HBĐT) - Bằng lòng quyết tâm và nghị lực, cùng với sự cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ông Trần Viết Ngân, CCB, thương binh hạng 4/4 ở xóm Chu, xã Trung Minh (TPHB) đã xây dựng lên trang trại VAC có hiệu quả kinh tế cao, trở thành một trong những trang trại điển hình của xã.

 

Ông Ngân năm nay mới 51 tuổi nhưng có dáng dấp của một lão nông tri điền. Ông kể: Năm 1998, tôi nhận khoán quả đồi rộng 20 ha. Với quyết tâm làm giàu, tôi bắt tay vào làm với biết bao khó khăn. Ban đầu, tôi đầu tư trồng thí điểm 1ha cà phê, trồng một số cây ăn quả như vải, nhãn và nuôi thêm bò, dê. Nhưng do không hợp đất đai, khí hậu nên đầu tư ban đầu của gia đình đã không đem lại thành công. Không nản chí, với quyết tâm của một người lính, tôi nhận thấy đất này chỉ thích hợp phát triển cây lâm nghiệp và tôi lại tiếp tục chuyển sang trồng keo, bương, tre, luồng, ngăn suối thả cá, nuôi lợn.  

Đến giờ, trang trại của ông phát triển ổn định. Để có được kết quả như ngày hôm nay, ông phải tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học tập kinh nghiệm từ các trang trại của các bậc đàn anh đi trước, đồng thời có sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, ông đã rút ra nhiều bài học quý báu trong chăn nuôi và trồng trọt.  

Bây giờ, trang trại của ông Ngân trở thành cơ ngơi bề thế với diện tích 10 ha keo 3 năm tuổi và 2 ha bương, tre, luồng năm thứ 10. Năm 2008, nhờ UBND xã tạo điều kiện, gia đình ông được hỗ trợ vốn theo Quyết định 661/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ 16 triệu đồng để mở rộng diện tích thêm 8 ha keo. Tận dụng con suối chảy qua, ông đã ngăn dòng chảy để thả cá với diện tích khoảng 2.000 m2 mặt nước chủ yếu thả các loại cá trắm, chép, trường giang... Không chỉ nuôi cá, ông còn đầu tư kết hợp nuôi thêm lợn rừng và lợn thịt với hơn 100 con lợn rừng loại nhỏ và 22 con lợn mẹ. ông Trần Viết Ngân cho biết thêm: Tết Nhâm Thìn vừa rồi, ngoài lợn rừng, tôi xuất bán ra thị trường hơn 200 con lợn thịt, ước đạt khoảng hơn 3 tấn thịt lợn, thu lãi 250 triệu đồng.  

Để thuận lợi phát triển trang trại ông đã đầu tư mở rộng con đường vào khu trang trại dài hơn 1 km, rộng 4 m. Kéo thêm một đường dây điện và mua thêm một chiếc ô tô con thuận lợi cho việc vận chuyển cây trồng, vật nuôi. Cho đến nay, nhờ mô hình kinh tế trang trại VAC mà đời sống của gia đình ông Ngân đã thay đổi đáng kể, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 2,5 triệu đồng/người/ tháng. Trừ chi phí mỗi năm, trang trại của ông cho thu nhập trên 300 triệu đồng. Năm 2009, ông Ngân là một trong những hộ điển hình của xã Trung Minh được đi dự hội nghị tổng kết 10 năm thương binh làm kinh tế giỏi của huyện Kỳ Sơn.  

                                                          Phạm Đình Thủy

                                                  (Trung tâm Khuyến nông)

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục