Cây Dó bầu. (Nguồn: snnptnt.danang.gov.vn)

Cây Dó bầu. (Nguồn: snnptnt.danang.gov.vn)

Theo ông Trần Hợp, Chủ tịch Hội Trầm hương Việt Nam, Việt Nam là nước có điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi hàng đầu Đông Nam Á để phát triển cây dó bầu để sản xuất được những loại trầm hương có chất lượng tốt.

 

Số liệu của Hội trầm hương Việt Nam cho thấy diện tích trồng cây dó bầu cả nước hiện nay khoảng 15.000-18.000ha (tương ứng với 15-18 triệu cây dó bầu từ 1 năm tuổi trở lên).

Nơi có diện tích trồng cây dó bầu nhiều nhất là Hà Tĩnh khoảng 3.000ha, Bình Phước khoảng 1.000ha. Tuy nhiên, do người dân trồng và tạo trầm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên hiệu quả thu về chưa cao.

Theo Hội làm vườn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh hiện có 200ha trồng dó bầu nhưng hầu như không tạo được trầm dù người dân áp dụng các cách tạo trầm.

Ngoài lý do thất bại vì người trồng dó bầu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ông Hồ Ngọc Vinh, Giám đốc Công ty thương mại - dịch vụ Tinh Đất Việt cho biết hiện có nhiều công thức tạo trầm khác nhau và tùy theo điều kiện khí hậu, địa lý từng vùng, tuổi của từng cây dó bầu. Cùng một công thức tạo trầm nhưng ở địa phương này thì cây dó bầu cho trầm còn ở địa phương khác thì không.

Những hộ dân trồng cây dó bầu cho biết, thời gian gần đây có nhiều người tạo trầm và một số công ty bán hóa chất tạo trầm thường đến từng hộ dân chào mời, thuyết phục chủ vườn dó bầu mua công thức, hóa chất của họ với nhiều chiêu thức hấp dẫn.

Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn cùng các loại hóa chất tạo trầm, hầu hết các chủ vườn dó bầu đều không tạo được trầm.

Do vậy các chủ vườn mong muốn thông qua Hội Trầm hương Việt Nam kiến nghị các cơ quan chức năng sớm có những biện pháp, kỹ thuật hướng dẫn cách tạo trầm trên cây dó bầu cũng như có khuyến cáo người dân đâu là thuốc tạo trầm có chất lượng.

Thời gian qua, mặc dù phong trào trồng cây dó bầu tạo trầm chưa được hiệu quả như mong đợi nhưng đã có một số vùng, một số hộ dân đã thu được nhưng thành công nhất định như một hộ dân ở Tân Phú, Đồng Nai có tới 1.500/3.000 cây dó bầu đã bắt đầu cho trầm từ 3 năm nay.

Giá mỗi cây dó bầu được thương lái hỏi mua là 6 triệu đồng/cây nhưng vẫn chưa được bán bởi theo dự tính của hộ dân này, chỉ cần khoảng 1,5 năm nữa thì mỗi cây dó bầu của hộ này có giá không dưới 10 triệu và nếu trồng thêm vài năm nữa thì có thể mang về khoảng 20 triệu đồng/cây.

Hiện trên thế giới có khoảng 15 loài cây có khả năng cho trầm hương, trong đó ở Việt Nam có 3 loài và phổ biến nhất là cây dó bầu. Theo giáo sư Gishi Honda, Đại học Tokyo, Nhật Bản, trầm hương Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới.

Hiện theo kiến thức đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở./.

                                                                        Theo Báo TTXVN
 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục