Ông Song giới thiệu mô hình nuôi dúi  của gia đình.

Ông Song giới thiệu mô hình nuôi dúi của gia đình.

(HBĐT) - Là một giáo viên đến tuổi nghỉ hưu, nhưng ông Hà Thế Song, xóm Co Lương, xã Vạn Mai (Mai Châu) vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi, an hưởng. Với suy nghĩ còn sức khỏe còn phải lao động để đem lại nguồn thu nhập cho gia đình và là niềm vui trong cuộc sống.

 

Trong một lần được đến tham quan mô hình nuôi dúi tại tỉnh Thanh Hóa, gia đình chỉ nghĩ ông đi cho vui, cho biết, không ai biết rằng hình ảnh những chuồng dúi với chi phí đầu tư thấp nhưng mang đến hiệu quả kinh tế cao vẫn luôn thôi thúc ông. Lúc đó, vì bận với công việc chuyên môn  nên ông không có điều kiện thực hiện.

Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay ngay vào để hình thành mô hình nuôi dúi. Ban đầu, ông dành thời gian tìm đọc trên sách, báo, mạng Internet về kỹ thuật làm chuồng, chăm sóc dúi thương phẩm, dúi sinh sản. Để tìm nguồn dúi giống, ông mày mò sang tận vùng Quan Hóa (Thanh Hóa) dò hỏi mua dúi hoang dã mà người dân trong vùng đào được. Theo kinh nghiệm của dân đào dúi, dúi chỉ có thể bắt được vào mùa mưa vì khi đó nó đào hang nông, vào mùa khô rất khó bắt vì dúi làm hang rất sâu. Cũng chính vì thế, vào mùa mưa, ông tranh thủ vốn để mua giống và làm chuồng. Chia sẻ khó khăn của những ngày đầu nuôi dúi, ông cho biết: Vì giống dúi gia đình ông mua về là loại dúi sống ngoài tự nhiên, hoang dã nên chúng kén một số loại thức ăn có sẵn từ thiên nhiên, đó là họ cây tre, luồng. Khi cho ăn bí đỏ, ngô, mía là dúi bỏ ăn ngay. Tuy nhiên, sau một thời gian được thuần hóa, chúng cũng đã bắt đầu ăn các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng là các loại hạt, củ, quả, mía, cỏ voi...

 

Dúi là loại con dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, không cần nhiều nhân công chăm sóc, ít bệnh tật và xoay vòng vốn nhanh. Hiện nay, dúi sinh sản giá khoảng 1 triệu đồng/cặp, mỗi năm dúi đẻ được 4 lứa, mỗi lần từ 3 - 6 con. Xây chuồng cho dúi cũng không cần quá nhiều chi phí, mỗi ô chuồng cho dúi sinh sản rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m, xây tường cao 70 cm, bên trong được láng mịn hoặc lát gạch men. Với dúi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2, cao 70 cm và cũng được láng mịn. Sở dĩ nuôi dúi cần ít nhân công chăm sóc là vì không phải dọn chuồng trại thường xuyên cho dúi, phân của dúi có tác dụng giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè. Dúi là loại vật nuôi mau cho thu và có giá thành kinh tế cao. Mỗi kg dúi bán trên thị trường có giá từ 350.000 - 400.000 đồng. Là loại thức ăn được xếp vào hàng đặc sản, với thịt ngon, tính lành và giàu đạm, hiện nay, nuôi dúi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thực khách. Khi chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dúi của gia đình ông Song, lúc đó, ông đang nuôi và gây giống được 40 con dúi lớn, nhỏ. Theo ông Song, số lượng đàn nuôi sẽ không dừng lại ở đó, trong thời gian tiếp theo, ông tiếp tục nghiên cứu nuôi thành công dúi sinh sản nhằm ổn định đầu vào và mở rộng mô hình.

 

 

                                                                         Hồng Nhung

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục