Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc hướng đến nuôi lợn rừng lai.

Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc hướng đến nuôi lợn rừng lai.

(HBĐT) - Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1-2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

 

Gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ là một trong những hộ được dự án chọn triển khai mô hình. Trước đây, anh chọn giống lợn trắng để nuôi. Mỗi năm, gia đình thu nhập nuôi lợn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Anh cho biết: do đường xa, đi lại khó khăn nên giá thịt lợn thương phẩm ở đây thường bị tư thương ép giá thấp hơn ngoài thị trấn 5 giá. Được dự án đầu tư nuôi lợn địa phương, gia đình được nuôi 3 con. Trong đó, 2 con cái lợn địa phương và 1 con lợn rừng. Hiện nay, con lợn cái đang chửa, sắp đẻ. Anh cho biết thêm: Thức ăn cho lợn không phải mua, chủ yếu là măng, củ, quả có sẵn trong vườn và trong rừng. Điều kiện chăm sóc đơn giản, phù hợp với người miền núi. ông Đặng Văn Bình, Trưởng xóm Phủ cho biết: Từ khi có dự án đã thay đổi hẳn cách chăn nuôi của các hộ dân. Nhiều hộ đã xác định đây là thế mạnh của phát triển kinh tế hộ gia đình, đầu tư chuồng trại để tập trung hướng phát triển kinh tế bằng chăn nuôi.

 

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hướng đến  lựa chọn những thực phẩm sạch không nuôi công nghiệp, không chất tạo nạc nên sản phẩm thịt lợn rừng lai đang là lựa chọn của người tiêu dùng. Đây là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa hẹn cho người dân trong tỉnh, đầu tư thấp, thị trường tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, rủi ro ít, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp cao. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một, hạn chế săn bắt lợn rừng tự nhiên. Bên cạnh những hộ có trang trại chăn nuôi theo phương thức bán hoang dã, các hộ trồng rừng cây gỗ lớn, rừng cây nguyên liệu đã trưởng thành có thể kết hợp   nuôi lợn thả rông dưới tán rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với rừng.

 

 

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục