Nhân dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi đại gia súc  tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Nhân dân xã Suối Nánh (Đà Bắc) đầu tư chăn nuôi đại gia súc tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Suối Nánh là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc. Xã có 317 hộ với trên 1.200 khẩu, gồm 2 dân tộc Mường, Dao cùng chung sống tại 5 xóm. Địa bàn xã giáp với 3 xã trong huyện và 2 xã thuộc tỉnh Phú Thọ và Sơn La. Khắc phục những khó khăn về địa hình vùng cao dốc không thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thông cách trở, thời tiết diễn biến phức tạp, trình độ dân trí chưa cao...

 

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

 

Xã có diện tích tự nhiên trên 3.500 ha, chủ yếu là đất đồi núi dốc, đất SX ít, trong đó, diện tích cấy lúa nước 35,4 ha, lúa nương 5 ha, ngô là cây SX chính với 387 ha, sắn 39 ha. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm 80%, ngành nghề khác 20%. Từ năm 1996, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bắt đầu được thực hiện ở Suối Nánh. Sau khi khảo sát đặc điểm địa hình, địa chất, chính quyền xã đã lựa chọn cây ngô lai là loại cây trồng phù hợp với đồng đất, khí hậu, thổ nhưỡng của vùng. Xã tập trung vận động bà con thay đổi tập quán canh tác, nếp nghĩ, cách làm, nhất là sau việc đi đầu trồng thử nghiệm giống ngô lai thành công trên đất bãi của xóm Bưa Sen của một số cán bộ, đảng viên cho năng suất cao đã được nhân dân hưởng ứng tích cực. Cây ngô lai được đưa vào Nghị quyết của Đảng bộ xã xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, từ đó mở rộng diện tích ngô ra 5 xóm, hầu như gia đình nào cũng trồng ngô với thu nhập cao hơn nhiều lần cấy lúa, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Bên cạnh đó, chăn nuôi đàn gia súc cũng là một hướng đi được chú trọng. Những năm gần đây, do thời tiết rét đậm, rét hại đã làm chết 159 con trâu, bò, số lượng đàn giảm hơn trước, toàn xã hiện có tổng đàn trên 600 con, trong đó có 304 con trâu và 302 con bò. Ngoài ra, bà con phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi cá ao, cá lòng hồ. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được bà con thực hiện theo quy trình hướng dẫn, hạn chế, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nhận thức rõ nguồn lợi từ rừng, công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được quan tâm, thường xuyên tuyên truyền lồng ghép quy định của Luật Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại các buổi họp, thôn, tuyên truyền theo kế hoạch đến nhân dân, nhờ đó, không để xảy ra vụ việc vi phạm lâm luật nghiêm trọng nào tại địa bàn. Kế hoạch năm 2012, toàn xã trồng mới khoảng 40 ha rừng.

 

Với tổng số 317 hộ, có 182 hộ nghèo, chiếm 59%, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn ở mức cao. Vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, XĐ-GN luôn được dành nhiều quan tâm. Xã thường xuyên chủ động kiểm tra, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân, nhất là thời điểm những tháng giáp hạt để có phương án hỗ trợ. Thực hiện kịp thời công tác thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam... Đến nay, 100% hộ dân trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia, 90% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, bình quân thu nhập đầu người đạt 7 triệu đồng/năm. Hệ thống giáo dục có các cấp học mầm non, tiểu học, THCS với gần 250 HS. Xã duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân tích cực hưởng ứng, góp phần ngăn ngừa, bài trừ TNXH, mê tín dị đoan ra khỏi cộng đồng, xây dựng gia đình, thôn, xóm văn hóa, giữ gìn ổn định ANTT. Số làng văn hóa toàn xã chiếm 80%, có 75% trường học, cơ quan, 80% gia đình văn hóa.

 

Những khó khăn đặc thù ít nhiều còn tác động đến phát triển KT-XH ở xã vùng cao Suối Nánh. Mong muốn của người   dân là tiếp tục được các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao dần đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

 

                                                                           Hà Thu

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục