(HBĐT) - Cùng các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân xã Liên Hòa (Lạc Thủy), chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế từ vườn rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Đức, thôn Đồng Huống, xã Liên Hòa. Nhìn màu xanh ngút ngàn của 7 ha rừng đang độ sinh trưởng phát triển ở năm thứ 3, mới thấy được sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân và sự bù đắp của thiên nhiên đối với con người vất vả một nắng, hai sương mà kinh tế từ đồi rừng mang lại.

 

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tân Châu (Hưng Yên), anh Đức cùng gia đình đến khai hoang ở vùng núi Lạc Thủy từ năm 1979. Năm 1990, anh xây dựng gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với bản chất   cần cù lao động, chịu thương, chịu khó, hai vợ chồng anh luôn nỗ lực cố gắng. Với số tiền 20 triệu đồng vay được từ Ngân hàng NN&PTNT, anh quyết định đầu tư vào trồng 2 ha rừng. Thêm vào đó, vợ chồng anh còn cấy 1 mẫu ruộng, 1 mẫu ngô kết hợp với chăn nuôi, đào 4 sào đất vườn để làm ao thả cá. Sau 5 năm, mỗi ha rừng cho anh thu lãi gần 50 triệu đồng, anh dùng số tiền đó để quay vòng vốn mua thêm đồi rừng, mở mang chăn nuôi. Đến năm 2005, tận dụng 800m2 đất vườn, gia đình anh đầu tư ươm cây keo giống. Cứ đều đặn, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa 50 vạn cây giống. Với giá thành từ 400 - 500 đồng/cây, sau khi trừ chi phí cũng cho lãi 100 triệu đồng/năm từ vườn ươm. Lợi nhuận mà gia đình anh thu về sau khi trừ chi  phí mỗi năm cũng lên đến 250 triệu đồng.

 

Ngoài 2 vợ chồng anh là lao động chính, hiện nay, lúc nào gia đình cũng thuê thêm 4 công nhân, lao động với mức tiền công từ 80.000 - 100.000 đồng/ngày. Anh còn sẵn sàng giúp đỡ anh em, hàng xóm lúc khó khăn.

 

 

                                                                        Hà Chung

                                                                   (Đài Lạc Thủy)

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục