CPI giảm mạnh có lý do là do sức mua của người dân đã cạn kiệt trong vài năm nay. Ảnh: C.Thương.

CPI giảm mạnh có lý do là do sức mua của người dân đã cạn kiệt trong vài năm nay. Ảnh: C.Thương.

Tại hội thảo khoa học “Diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cho 6 tháng cuối năm 2012” do Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức sáng 11.7 tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế khẳng định: Nguyên nhân giảm lạm phát không hẳn là tích cực, vì vậy chớ vội mừng.

 

Mổ xẻ “thành công”

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6.2012 tăng 2,52% so với tháng 12.2011, so với tháng 6.2011 chỉ còn tăng 6,9%, không bằng 1/3 so với đỉnh lạm phát theo năm vào tháng 8.2011. Theo đánh giá của TS Nguyễn Minh Phong, đây là mức giảm tốc khá nhanh, vượt mọi dự báo và tạo sự ngỡ ngàng cho nhiều người. Theo chuyên gia này, động thái CPI những tháng đầu năm nêu trên là kết quả hợp thành của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Đó là quyết tâm chính trị; lạm phát thấp và xu hướng giảm giá trên toàn thế giới, nhu cầu NK và tiêu dùng giảm và hạn chế tín dụng vào lưu thông.

Còn theo PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên nhân trực tiếp khiến tăng trưởng GDP thấp (6 tháng ở mức 4,38%) chính là tình trạng DN suy yếu, phá sản. “Nếu như năm 2011, đạt “kỷ lục” có hơn 50.000 DN giải thể, phá sản hoặc ngừng nộp thuế, thì 6 tháng đầu năm cả nước có 26.324 DN giải thể, ngừng sản xuất, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái... trong số này, DN giải thể tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, công nghiệp khai khoáng, xây dựng và BĐS” - ông Long nói.

Mặt khác, tín dụng là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế 6 tháng đầu năm không tăng so với cuối năm 2011 chính là nhân tố mới, nổi bật trực tiếp làm tốc độ lạm phát chậm lại. “Năm 2012, tuy năm kế hoạch đề ra là tăng tín dụng khoảng 15-17%, nhưng thực tế 6 tháng qua lại không tăng, mà cho đến tháng 5 vẫn còn âm so với cuối năm 2011. Như vậy, khác với nhiều năm trước không phải vì chúng ta chủ động kìm mức tăng tín dụng mà là nền kinh tế không hấp thụ được tín dụng” - ông Long phân tích.

Ở góc độ Chủ tịch Hội Siêu thị TP.Hà Nội - ông Vũ Vinh Phú - nguyên PGĐ Sở Thương mại Hà Nội - khẳng định, có hàng loạt nguyên nhân dẫn tới CPI giảm mạnh nhưng nổi lên và quan trọng nhất là do sức mua của người tiêu dùng đã cạn kiệt trong vài năm nay trong khi lạm phát trỗi dậy liên tục; tốc độ tăng giá đã vượt nhanh hơn tốc độ của tiền lương và thu nhập. Sức mua giảm dẫn đến hàng tồn kho của các DN sản xuất rất lớn, riêng ngành công nghiệp chế biến tăng đến gần 30%...   

Mong manh mục tiêu 1 con số

Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nhìn vào chỉ số lạm phát 6 tháng qua vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì lạm phát thấp, giá giảm có lợi cho người tiêu dùng, nhưng lo vì lạm phát thấp không phải là do hiệu quả của hoạt động kinh doanh hay giảm được chi phí sản xuất, mà do sản xuất đình đốn, DN gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho cao, kinh tế không ổn định. “Tôi cho rằng, đến nay, thay vì e ngại lạm phát quá cao thì thay vào đó là sự lo ngại về nguy cơ giảm phát, đòi hỏi sự tỉnh táo của cơ quan điều hành hơn bất kỳ lúc nào khác” - ông Long nói.

Ông Long phân tích, hiện sau 6 tháng CPI chỉ tăng có 2,52%. Nghĩa là so với mục tiêu cao nhất là 9% thì còn tới 6,48% dư địa. Việc dự đoán CPI từ nay đến cuối năm sẽ khó khăn vì chỉ số giá tiêu dùng đang diễn biến không theo quy luật với sự sụt giảm mạnh bất thường. Việc dự đoán còn phụ thuộc vào độ trễ những chính sách hỗ trợ DN và thị trường của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 13 mới ban hành.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm, yếu tố quan trọng có thể tác động đến CPI là tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng đã hạ lãi suất nhưng vấn đề là khả năng hấp thụ vốn của DN. Nếu không hấp thụ được vốn thì việc giảm lãi suất sẽ giảm ý nghĩa. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước vẫn chưa có những khởi sắc mặc dù giá gas, giá xăng liên tục điều chỉnh giảm, lương cơ bản tăng từ 1.5... nhưng tâm lý tiêu dùng vẫn không mấy cải thiện...

Đánh giá triển vọng lạm phát cuối năm 2012, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, làn sóng DN trong nước phá sản, dừng hoạt động và không nộp thuế sẽ tiếp tục gia tăng vì không chịu nổi chi phí vốn và sản xuất cao, từ đó dễ làm tăng áp lực thất nghiệp và an sinh xã hội, giảm sức mua thị trường và căng thẳng cân đối NSNN như một vòng xoáy lặp lại với mức độ ngày càng cao. Đồng thời, thời gian tới vẫn tiềm tàng làn sóng tăng giá hàng thiết yếu như giá điện, sữa, đồ dùng, thực phẩm... “Những nhân tố trên khiến mục tiêu kiềm chế CPI xuống mức 1 con số (dự báo có thể ở mức 6-8%) trong năm 2012 dễ trở nên mong manh nếu thiếu sự nỗ lực đồng bộ và hiệu quả từ nhiều phía” - TS Phong nhận định.

PGS-TS Ngô Trí Long: Chúng ta đang giảm lạm phát bằng cách không bền vững. Bản chất lạm phát ở đây không phải do kiềm chế lạm phát thấp khiến kinh tế khó khăn, mà ngược lại: Do kinh tế khó khăn với những tác động không mong muốn đã dẫn đến lạm phát thấp. Giảm được lạm phát bằng cách này rõ ràng là không bền vững, không mong muốn. Do nền kinh tế đang rơi vào trạng thái suy giảm nên các yếu tố không mong muốn này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tác động mạnh đến mặt bằng giá cả thị trường trong quý tới và cả năm 2012.

Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội Siêu thị TP.Hà Nội: Giải pháp quan trọng nhất là phải cứu được sức mua. Theo tôi, muốn giải quyết được việc đình trệ sản xuất và tiêu thụ hiện nay trước hết phải cứu được sức mua, phải khoan sức dân để một mũi tên trúng 2 đích, đó là giải phóng được hàng tồn kho, DN tiếp tục sản xuất. Ttheo tôi, nên giảm mức thuế TNDN cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ 25% xuống 15-18% trong 3-5 năm. Để hàng hóa tiêu thụ được ở nông thôn, người nông dân có lãi 20-30% thì phải thành lập chuỗi sản xuất phân phối đi thẳng từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ, giảm bớt khâu trung gian. Về chính sách tiền tệ, cho đến tháng 6 đầu tháng 7, mặc dù ngân hàng đã chỉ đạo hạ lãi suất xuống 9% nhưng các DN vẫn đang phải vay từ 12-18%. Vì vậy theo tôi, thời gian tới NH nếu còn duy trì chế độ chặn đầu vào của tiền gửi thì đồng thời cũng thực hiện việc chặn đầu ra khi cho vay... có thể mới mong vực dậy được DN...

                                                             Theo BaoLaoDong

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục