Ảnh minh họa (nguồn: hanoimoi.com.vn)

Ảnh minh họa (nguồn: hanoimoi.com.vn)

Không ít ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay về mức còn 11 - 13%/năm, thậm chí có ngân hàng còn giảm lãi suất tối thiểu ở mức 9- 10%/năm… Lãi suất giảm mạnh, các doanh nghiệp đang chờ đợi và kỳ vọng sẽ có thêm đợt giảm lãi suất nữa của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, việc giảm lãi suất trong thời gian tới phải cân nhắc hết sức thận trọng vì mục tiêu kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

 

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lãi suất tại 69 tổ chức tín dụng trên cả nước cho thấy, tính đến ngày 16/8, tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VND của các tổ chức tín dụng có mức lãi suất trên 15%/năm đã giảm khoảng 65% so với trước ngày 15/7/2012.

Đặc biệt, dư nợ cho vay bằng VNĐ có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 4,1%; mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 20%; mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 51,3%; mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng 24,6% (giảm khoảng 65% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 và giảm thêm 4,5% so với ngày 3/8/2012).

Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 ngân hàng thương mại nhà nước (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,2%), giảm khoảng 90% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012.

Trong phiên họp thứ 10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 21/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định: Đến nay thị trường hình thành mặt bằng lãi suất trung dài hạn từ 10-12%, đây là điều rất tốt. Theo đánh giá của NHNN mặt bằng lãi suất trung dài hạn 10-12% là hợp lý”.

“Có những ngân hàng lãi lớn nhưng lãi suất huy động 11-12%, đến nay chúng ta chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn, 9%, bỏ trần huy động trung và dài hạn, đến nay thị trường hình thành mặt bằng lãi suất trung dài hạn từ 10-12%, đây là điều rất tốt”- Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Trả lời về khả năng điều chỉnh giảm lãi suất huy động VND thời gian tới, Thống đốc NHNN cho rằng, sau khi đưa trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn từ 14%/năm xuống xuống 9%/năm hiện nay, việc điều chỉnh giảm lãi suất xuống tiếp sẽ phải xem xét, tính toán cẩn trọng. Nhiều tổ chức nước ngoài cũng khuyến cáo Việt Nam, nếu hạ lãi suất quá nhanh có thể dẫn tới lạm phát quay trở lại.

Bởi vì mục tiêu xuyên suốt vẫn phải kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu không để mức lãi suất tiền Việt Nam ở một mức độ khá hấp dẫn thì vị thế của đồng Việt Nam mới khôi phục được trong thời gian vừa qua sẽ bị mất đi. Người gửi tiền sẽ không còn hấp dẫn gửi tiền vào hệ thống ngân hàng mà sẽ quay sang đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là vàng và ngoại tệ sẽ làm cho tình trạng vàng hóa và đô la hóa lặp lại.

Đối với vấn đề về hạ lãi suất cho vay xuống 13%. Thống đốc NHNN cũng cho biết: “Ngân hàng Nhà nước không kêu gọi các tổ chức tín dụng đưa ngay về lãi suất 13%, bởi vì nếu như thế là không có gì thực hiện được. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra sau khi tính đầy đủ các chi phí của các tổ chức tín dụng là rất mỏng. Bao giờ hoạt động ngân hàng cũng phải có một mức độ chênh lệch nhất định. Chính vì mức độ chênh lệch này thì mới đảm bảo các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trên cơ sở đó thì xử lý nợ xấu sau này mới dễ và có điều kiện. Vì thế, chúng ta rất mong muốn doanh nghiệp tiếp cận được vốn thấp nhưng cần phải làm cho tổ chức tín dụng thực hiện được”.

Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm song tiến độ giải ngân vốn cả với khách hàng của các ngân hàng thương mại tương đối chậm bởi lẽ không ít khách hàng vẫn có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng lãi suất sẽ giảm thêm. Tuy nhiên, trả lời về vấn đề giảm lãi suất trong thời gian tới, thống đốc NHNN cũng cho biết: “Việc giảm lãi suất trong thời gian tới phải cân nhắc hết sức thận trọng vì mục tiêu kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô”.../.

 

                                                                Theo Báo ĐCSVN

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục