Tại ổ dịch cúm A/H5N1 xã Hợp Hòa (Lương Sơn), các biện pháp khống chế dịch đã được tuân thủ nghiêm ngặt.

Tại ổ dịch cúm A/H5N1 xã Hợp Hòa (Lương Sơn), các biện pháp khống chế dịch đã được tuân thủ nghiêm ngặt.

(HBĐT) - Dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh đang bùng phát với diễn biến phức tạp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút tuýp A (H5N1) thể độc lực cao, làm chết tới 100% gia cầm mắc bệnh. Đặc biệt nguy hiểm bởi từ gia cầm bệnh, vi rút này có thể lây sang người, gây suy hô hấp cấp, tỷ lệ tử vong tới 60 - 90% nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Hiện cúm A/H5N1 đã phát dịch ở 2 xã Hòa Sơn, Hợp Hòa (Lương Sơn), trong đó có 1 điểm xóm của xã Hòa Sơn là ổ dịch cũ (từng xảy ra dịch vào cuối năm 2006). Đây là 2 trong số các xã thuộc vùng điểm chăn nuôi gia cầm tập trung của tỉnh, cũng là vùng có nhiều trang trại, gia trại. Theo số liệu thống kê, đàn gia cầm nuôi trong dân của huyện Lương Sơn vào khoảng 400.000 con. Để đảm bảo công tác chống dịch, dự kiến cần 250.000 liều vắcxin tiêm phòng ở 10/18 xã, thị trấn có nguy cơ dịch lây lan ở cấp độ cao gồm thị trấn Lương Sơn, xã Nhận Trạch, Cư Yên, Tân Vinh, Cao Răm, Trường Sơn, Lâm Sơn, Liên Sơn, Hòa Sơn, Hợp Hòa. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tỉnh ta vẫn chưa có nguồn vắc xin chống dịch.

 

Ông Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y lo ngại: Đây là đợt dịch lớn, nếu không có vắc xin cung ứng thì không thể chống dịch, dập dịch. Thực tế khó khăn nhất hiện nay là Cục Thú y đã có công văn yêu cầu các tỉnh có dịch cúm A/H5N1 chủ động chống dịch bằng nguồn ngân sách địa phương. Chi cục đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xin nguồn kinh phí hỗ trợ nhưng hiện vẫn đang chờ quyết định. Thêm vào đó có nhiều ý kiến tranh luận về tính hợp chủng của vắc xin, ngay như cấp Bộ cũng còn lúng túng về tính hợp chủng trong công tác xử lý, chống dịch cúm gia cầm. Qua kiểm tra, độc lực của chủng cúm A/H5N1 lần này khác so với đợt dịch năm 2006. Do vậy, chi cục chọn giải pháp tình thế là xin ý kiến chỉ đạo về tiêm loại vắc xin của Cục thú y và cơ quan Thú y vùng 1. Bên cạnh việc chưa được đáp ứng về nguồn vắc xin, vật tư chống dịch khác như thuốc tiêu độc, khử trùng cũng đang thiếu nghiêm trọng. Tại thời điểm xảy ra dịch, đơn vị thú y đã dùng hết nguồn ưu tiên cho vùng dịch. Hiện tại cần 4.000 lít hóa chất tiêu độc, trị giá hơn 500 triệu đồng.  

 

Trong thực hiện chống dịch tại Lương Sơn, cùng với thành lập chốt kiểm dịch, cấm vận chuyển gia cầm, huyện đang triển khai biện pháp tiêu hủy có chọn lọc, không tiêu hủy toàn bộ. Nghĩa là ở bán kính 1 km, chọn cách chọn lọc tiêu hủy để tránh lãng phí ngân sách mà vùng chăn nuôi vẫn giữ vững đàn. Dự kiến, trong đợt dịch này, số lượng gia cầm tiêu hủy khoảng 20.000 con. Nếu dịch phát mạnh mà chống dịch tốt sẽ giảm 30% số gia cầm chết. Các trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn đang tuân thủ biện pháp phòng dịch ở cấp độ cao nhất, cụ thể là tiến hành cấm trại, hạn chế người ra, vào, tổ chức phun tiêu độc khử trùng 4-6 lần/ngày và áp dụng một số    biện pháp về chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh nghiêm ngặt.

 

Vấn đề đáng lưu tâm khác là công tác phòng bệnh cúm gia cầm trong nhân dân gần như không thực hiện được bởi không có vắc xin. Lý do nữa là nếu có biết nguồn tiêm phòng vắc xin, bà con cũng không thể biết vắc xin đó có tương đồng kháng nguyên không. Trong khi một số vắc xin như lợn tai xanh chỉ có 2 chủng gây bệnh nên việc xác định dễ dàng hơn thì cúm A có tới hơn 20 chủng gây bệnh nên không biết vắc xin nào tương đồng kháng nguyên (tạo miễn dịch).

 

Ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y nhận định: Cúm A/H5N1 đang biến chủng không ngừng. Tỉnh ta lại tiếp giáp với nhiều địa phương có dịch như Ninh Bình, Hà Nam, đặc biệt lưu ý các huyện Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua. Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng chăn nuôi an toàn, không chăn thả gà, vịt, ngan chạy đồng tự do, định kỳ vệ sinh, khử trùng môi trường xung quanh chuồng trại, giám sát đàn gia cầm nếu có hiện tượng ốm, chết phải báo cáo kịp thời, tiêu hủy con bệnh, không bán chạy để tránh làm dịch lây lan rộng.

 

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục