Biểu đồ CPI từ tháng 1.2012 đến nay. Ảnh: Giang Huy

Biểu đồ CPI từ tháng 1.2012 đến nay. Ảnh: Giang Huy

Công bố của Tổng cục Thống kê sáng 24.9 cho thấy, CPI tháng 9.2012 tăng tới 2,2% so với tháng 8 – đây cũng là mức tăng cao nhất từ tháng 5.2011 đến nay. Chỉ số này làm gia tăng lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng tốc vào những tháng cuối năm.

 

CPI tăng vọt, vì sao?

Sau 2 tháng (6 - 7.2012) CPI liên tiếp suy giảm, làm cho dư luận “ngỡ” nền kinh tế VN đang rơi vào tình trạng thiểu phát, thì tháng 8 CPI quay đầu tăng nhẹ với mức 0,63%.

Bước vào tháng 9, các chuyên gia kinh tế đều chung dự báo: CPI sẽ chỉ tăng nhẹ bởi các lý do: Dù giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục xu thế tăng khiến giá xăng dầu trong nước tăng theo; Chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng 9 và các tháng cuối năm sẽ làm CPI tăng... nhưng ít ai có thể lường tới mức CPI của tháng 9 tăng tới 2,2% so với tháng 8, nên đã tăng 6,48% so với cùng kỳ năm 2011, và tăng tới 5,13% so với tháng 12.2011. Như vậy bình quân 9 tháng đầu năm 2012, CPI tăng 9,96% so với cùng kỳ.

Điều khác biệt trong tháng 9, cả 11 nhóm hàng tính CPI không hề có nhóm nào giảm giá. Nhưng để cho CPI tháng 9 tăng mạnh, trước hết là do nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng tới 17,02%. Giá các dịch vụ y tế tăng phản ánh việc các địa phương thực hiện thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính điều chỉnh khung giá một số dịch vụ khám chữa bệnh. Từ khi nâng giá thuốc và dịch vụ y tế hồi tháng 7, nhóm hàng này đã tăng mạnh.

Tiếp theo là mức tăng CPI của nhóm giáo dục tới 10,54%, do tháng 9 khai giảng năm học. Đây cũng là thời điểm các nhóm hàng giáo dục gồm học phí và giá các mặt hàng giáo dục như sách, vở, bút, mực... tăng giá. Nhưng chủ yếu là do việc tăng giá học phí. Việc tăng học phí lần này cũng là thực hiện theo lộ trình được quy định theo nghị định của Chính phủ.

Rau xanh là mặt hàng tăng giá mạnh nhất tại Hà Nội từ đầu tháng 9 đến nay. Ảnh: D.H


Sau nhiều lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, trong tháng 9 mặt hàng này vẫn tiếp tục tác động vào nhóm giao thông với quyền số tăng tới 3,83% so với tháng trước; việc ồ ạt tăng giá gas cũng đã đẩy nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, chất đốt... tăng 2,03%.

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng rất nhẹ, ở mức  0,08% so với tháng trước.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ đang có phần tiếp tục được nới lỏng khiến lượng lưu thông trong nền kinh tế tăng lên sẽ kích thích sức tiêu dùng tăng trong tháng 9 và các tháng cuối năm. Với các diễn biến nêu trên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát đang có nguy cơ bùng phát trở lại.

Thực phẩm, rau quả tăng giá

Nếu theo công bố của Tổng cục Thống kê thì CPI của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng không đáng kể (0,08%) thì các bà nội trợ không hề đồng tình với điều này.

Chị Nguyễn Hoàng Giang (Nhân Chính, Thanh Xuân, HN) cho biết, giá các loại rau đã liên tục tăng từ hơn một tháng nay.

“Họ (những người bán rau) nói rằng giá tăng là do mưa nhưng kể từ đợt mưa lụt đến nay cũng đã lâu lắm rồi”, chị Giang nói.

Chị Giang cho biết, nghe đài đọc báo thấy các cơ quan bộ ngành nói về việc giá cả hạ nhiệt, nhưng sáng nay (24.9) đi chợ rau muống vẫn 6.000 đồng/mớ, rau ngót vẫn 3.000 đồng/mớ, thịt ba chỉ 140.000 đồng/kg, thịt bò thăn 240.000 đồng/kg...

“Giá cả tăng nhanh quá, cầm 100.000 đồng thì không biết cho cả nhà ăn gì. Nếu ăn đủ rau thịt thì thôi hoa quả, còn nếu có hoa quả thì chỉ ăn rau, thôi thịt”, chị Giang nói.

Do đó, để cho cả nhà có cả rau cả thịt và một ít hoa quả trong bữa ăn, chị phải dậy sớm đi tận chợ đầu mối Ngã Tư Sở họp từ đêm tới khoảng 5-6 giờ sáng. Nhờ đó, gia đình chị mới trang trải được các chi phí hằng tháng.

Chị Ngọc Anh ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ cảm nhận giá cả tăng qua... miếng thịt mua hằng ngày. “Mình đi chợ cóc K83 Yên Hòa, toàn mua hàng quen, ít khi hỏi giá cụ thể. Nhưng có thể so sánh nếu như tháng trước bảo hàng thịt cắt cho miếng 40 nghìn đồng là đủ, thì sang tháng này muốn đủ ăn phải mua 50 nghìn mới đủ ăn. Mua rau cũng thế, cũng vào hàng quen nhặt loại rau này rau kia chứ không hỏi cụ thể giá, nhưng rõ ràng là số tiền chi cho bữa ăn hằng ngày tăng lên rõ rệt”.

Bác Minh An, ở khu tập thể 25 Phan Đình Phùng (Ba Đình, Hà Nội), cho biết: Trước đây tôi còn đi chợ Hòe Nhai ngay gần nhà, lúc nào cũng có đủ những thứ muốn mua. Nay giá cả tăng ghê quá, nên phải dậy sớm để ra hai cái chợ cóc ở Lý Nam Đế và Hàng Bún giá rẻ hơn. Nhưng chợ cóc giá cũng tăng vùn vụt.

Nếu như tháng 8 giá 1kg bí xanh là 10 nghìn đồng thì bây giờ đã là 14 nghìn đồng, cà chua từ 15 nghìn đồng/ kg tăng lên 20 nghìn đồng/kg, đậu đũa cũng từ 14 - 15 nghìn đồng lên 20 nghìn đồng/kg.

Trứng vịt trước đây 25 - 26 nghìn đồng/chục nay tăng lên 30 nghìn đồng/ chục...”.

Một tiểu thương ở chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình) cho hay: “Giá bán buôn ở mối cũng tăng đáng kể khiến dù không muốn, chúng tôi cũng buộc phải tăng giá bán lẻ. Nhiều khách tỏ ý không hài lòng, song đó là mặt bằng giá chung hiện nay”.

Nhiều loại hải sản tăng giá mạnh do phải vận chuyển đường dài từ các tuyến Hải Phòng, Quảng Ninh nên giá bán phải “gánh” thêm giá xăng tăng.

Chị Lê Trang (Thanh Xuân, Hà Nội) thì tỏ ra “choáng” trước giá cả quần áo trẻ con. “Mấy hôm trời trở gió mình mới bắt đầu đi mua quần áo mới cho mấy đứa trẻ. Nếu như năm ngoái một cái áo khoác nỉ mùa thu cho bé gái 4-5 tuổi chỉ khoảng 150 nghìn đồng thì năm nay cái áo tương tự đã lên tới hơn 200 nghìn đồng. Các loại áo len mỏng cũng vậy, những năm trước chỉ ở “đầu 1” thì năm nay hầu hết đã vượt sang “đầu 2”. Mua được vài món cho con mà tốn gần triệu rưỡi. Mấy người bán hàng còn “đe” mấy hôm tới lạnh hẳn thì giá còn tăng nữa vì hàng nhập vào ngày càng đắt”.

Trong khi đó, một số siêu thị như Minh Hoa, Fivimart, Hapro... lại đang nỗ lực với các mặt hàng thực phẩm bình ổn giá. Theo một nhân viên của hệ thống siêu thị Minh Hoa, rau quả tươi luôn được bán với giá sát giá thị trường nhất do chủ động nhập hàng trực tiếp từ các điểm trồng rau sạch như Vân Nội, Dương Nội... Cùng với đó là các đợt giảm giá đặc biệt cho tất cả mặt hàng rau xanh theo một ngày cố định trong tuần.

Riêng các thực phẩm tươi sống như tôm, cá, thịt bò, thịt lợn... dù mức giá bán lẻ cao hơn hẳn so với giá thị trường, song vẫn được nhiều khách hàng chọn mua với tâm lý thực phẩm sạch.

Còn tại siêu thị Hapro, đại diện siêu thị cho biết các loại  bánh kẹo, mỹ phẩm đã điều chỉnh mức tăng giá mới từ đầu tháng 9 với mức tăng không đáng kể, tập trung vào một số mặt hàng như dầu gội đầu, nước mắm, mì ăn liền... Riêng các thực phẩm tươi sống, siêu thị này vẫn đang nỗ lực giữ nguyên mức giá so với tháng trước, đặc biệt với một số loại hải sản đông lạnh.

 

                                                                        Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục