Mô hình trồng bí lấy hạt từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân của chương trình NTM năm 2012 đang được triển khai tại xã Hợp Thịnh.

Mô hình trồng bí lấy hạt từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân của chương trình NTM năm 2012 đang được triển khai tại xã Hợp Thịnh.

(HBĐT) - Theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM), huyện Kỳ Sơn mới có 2 xã đạt 7 tiêu chí, 2 xã đạt 6 tiêu chí và 5 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Với xuất phát điểm thấp như vậy, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở Kỳ Sơn gặp không ít khó khăn... Tuy nhiên, huyện đã chủ động thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn và huy động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.

 

Đến nay, UBND huyện đã ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng NTM cho 9/9 xã, phê duyệt xong đề án quy hoạch 7/9 xã, còn 2 xã đang thẩm định, dự kiến hoàn thành trong tháng 10. Chất lượng của các đề án quy hoạch đã hoàn thành, cơ bản đảm bảo các nội dung và mục tiêu đề ra.

 

Năm 2012, nguồn lực triển khai chương trình NTM trên địa bàn huyện khoảng trên 17 tỉ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh cấp 1.646,5 triệu đồng. Hiện đang thi công Trung tâm học tập cộng đồng tại xã Hợp Thịnh với tổng kinh phí trên 3,5 tỉ đồng từ ngân sách tỉnh. Kinh phí cho xây dựng đường GTNT và thủy lợi nội đồng 10,345 tỉ đồng, trong đó, ngân sách huyện 4,845 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5,5 tỉ đồng.

 

Điểm mạnh của Kỳ Sơn khi thực hiện chương trình NTM là chủ động khai thác các nguồn lực, huy động được các nguồn lực ngoài NSNN, chủ yếu là lồng ghép mục tiêu của các chương trình khác để xây dựng NTM như dự án PSARD Hoà Bình hỗ trợ quỹ CDF cho 7 xã Mông Hoá, Dân Hạ, Dân Hoà, Phúc Tiến, Yên Quang, Phú Minh và Hợp Thành với số vốn 1,4 tỉ đồng. Dự án ChildFund Việt Nam hỗ trợ xây dựng trường mầm non chi Tôm, xã Hợp Thịnh, nước sinh hoạt và hố thu phân cho các hộ tại xã Phú Minh, Hợp Thành, Hợp Thịnh và Dân Hạ với tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng...

 

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đang được tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích phát huy các mô hình SX giỏi. Với nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển SX năm 2012 là 300 triệu đồng cho 2 xã điểm Hợp Thành và Hợp Thịnh mỗi xã 150 triệu đồng. Các xã này đang xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình như trồng ớt xuất khẩu, trồng bí, mướp đắng lấy hạt, chăn nuôi lợn, trâu, bò và gia cầm.

 

Theo kế hoạch, đến năm 2015, tại 3 xã điểm Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh sẽ hoàn thành cơ bản 19 tiêu chí, các xã còn lại hoàn thành 50% tiêu chí NTM. Ông Đinh Đăng Điện, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, huyện sẽ vận động các DN, tổ chức, cá nhân cùng tham gia xây dựng NTM. Tiến hành lồng ghép các nguồn vốn khác từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn huyện nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Bên cạnh sự nỗ lực của huyện, trong quá trình thực hiện, cần sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp, ngành... Có như vậy, Kỳ Sơn mới hoàn thành được mục tiêu xây dựng NTM.

 

 

                                                                                    Đinh Thắng

 

Các tin khác

Cán bộ đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra, lấy mẫu thức ăn chăn nuôi tại đại lý thức ăn chăn nuôi thuộc Tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).
Nông dân xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) nhận khoai tây giống do UBND huyện cung ứng.
Lãnh đạo sở NN&PTNT kiểm tra dự án cấp bò thuần giống H’Mông tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN).

Đẩy nhanh tiến độ “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình”

(HBĐT) - Ngày 23/10, Ban Chỉ đạo Dự án “Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình” (PSARD Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015) đã tổ chức phiên họp thứ 3 đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng, triển khai kế hoạch hoạt động quý IV/2012, quý I/2013. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ dự án PSARD Hòa Bình chủ trì hội nghị.

Hiền Lương phát huy lợi thế vùng hồ

(HBĐT)- Là một trong những xã vùng hồ sông Đà, xã Hiền Lương (Đà Bắc) có nhiều lợi thế về khai thác, nuôi trồng thủy sản. Số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đang ngày một tăng lên. Cùng với đó, nhận thức về đánh bắt, khai thác cá đi đôi với bảo vệ nguồn lợi đang có chuyển biến tích cực.

Tìm hiểu khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngày 22/10, nhóm số 2 của tổ công tác do ông Bùi Đức Hiển, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang hoạt động trên địa bàn huyện Lương Sơn, gồm: Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Mai Thái Hòa Bình, Công ty TNHH BMC Hòa Bình, Công ty TNHH Xi măng Trung Sơn…

157 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh

(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, đến nay, toàn tỉnh có 157 dự án đầu tư đã xây dựng và đi và hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 41,4% tổng dự án. Đây chủ yếu là các dự án sản xuất công nghiệp, có tổng vốn đầu tư là 70 triệu USD (bằng 30,8% tổng vốn đăng ký của dự án FDI) và 8.542 tỷ đồng (bằng 24% tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trong nước). Các dự án giải quyết việc làm cho khoảng 8.000 lao động.

Kim Tiến (Kim Bôi): Tiền điện thắp sáng tăng đột biến

(HBĐT) - Liên tục trong hai tháng gần đây, nhiều hộ dân xã Kim Tiến (Kim Bôi) băn khoăn trước việc tiền điện thắp sáng tăng đột ngột gấp đôi, gấp ba lần so với những tháng trước.

Lạc Thủy: 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy được phân bổ 400 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn kinh phí chương trình NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục