Nông dân xã Thống Nhất (TPHB) tích cực bón phân và chăm sóc các loại rau vụ đông, nhờ đó hạn chế được mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh.

Nông dân xã Thống Nhất (TPHB) tích cực bón phân và chăm sóc các loại rau vụ đông, nhờ đó hạn chế được mức độ gây hại của các đối tượng sâu bệnh.

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến giữa tháng 11, toàn tỉnh trồng được khoảng 7.000 ha cây rau màu vụ đông các loại, đạt trên 63% kế hoạch. Qua theo dõi của ngành chức năng, một số đối tượng sâu bệnh đã xuất hiện và gây hại rải rác. Diễn biến này đòi hỏi người trồng trọt cần kịp thời thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây màu vụ đông.

           

Vụ đông năm nay, cơ cấu cây trồng của tỉnh chủ yếu gồm có ngô, lạc, đậu tương, cà chua, cải bắp, khoai tây, rau đậu các loại. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vụ đông năm nay có phần thuận lợi hơn cả về thời vụ lẫn điều kiện thời tiết. Do vụ mùa, hè thu kết thúc sớm nên các địa phương chủ động được trong triển khai sản xuất vụ đông. Đến giữa tháng 11, toàn tỉnh đã trồng được khoảng 7.000 ha rau màu các loại, đạt trên 63% kế hoạch. Thêm vào đó, tình hình thời tiết từ đầu vụ đến nay tương đối ổn định với nhiệt độ trung bình 20,3 – 22,30C, độ ẩm trung bình 77 – 82%. Đây là điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nói chung và rau màu vụ đông nói riêng.

 

Chi cục BVTV cho biết: Đến thời điểm này, cây ngô đông đại trà đã ra 7- 9 lá, trà muộn 2- 4 lá; lạc đông đại trà ra hoa – đâm tia, hình thành củ; đậu tương đại trà ra hoa – hình thành quả, trà muộn 3, 4 lá – phân cành; khoai tây đại trà mọc mầm – cây con; cà chua trà sớm phân cành – ra hoa, đậu quả, trà muộn phát triển thân, lá; rau họ bầu bí trà sớm phát triển thân, lá – ra hoa, đại trà cây con; rau họ đậu đỗ đại trà ra hoa – phát triển quả, trà muộn cây con – phát triển thân, lá; cải bắp trà sớm trải lá bàng; đại trà cây con – phát triển thân lá… Nhìn chung, các loại cây màu đang phát triển tốt, đúng giai đoạn. Tuy nhiên, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện một số đối tượng dịch hại đáng lưu ý. Ví dụ, trên cây ngô đông xuất hiện sâu cắn lá nõn tuổi 3 - 5, sâu đục thân tuổi 3- 5 hại cục bộ, châu chấu, sâu xám hại nhẹ. Các huyện Yên Thủy, Lạc Thủy, Kỳ Sơn và TPHB đều có diện tích bị ảnh hưởng. Trên cây lạc và đậu tương (chủ yếu ở huyện Lương Sơn) có dòi đục thân đang hại diện hẹp trên trà muộn, tỷ lệ hại 1-3% số cây, sâu cuốn lá tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,5 con/m2. Trên cây rau họ thập tự có bọ nhảy, sâu khoang, rệp, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn… Các loại rau họ bầu bí, rau họ đậu đỗ, cà chua, khoai tây cũng đang bị gây hại rải rác bởi các đối tượng như bệnh sương mai, xoăn lá, đốm lá…

 

Dự báo trong khoảng từ nay đến cuối tháng, 11 đầu tháng 12, các đối tượng này tiếp tục phát triển, gây hại rải rác. Trong đó, sâu xám và bệnh huyết dụ tiếp tục gây hại trên ngô đông trà muộn, giai đoạn cây con. Đối tượng này sẽ gây hại mạnh hơn khi gặp rét hoặc tác động mạnh trên những ruộng thiếu lân, chậm chăm sóc. Chính vì vậy, bà con nông dân cần chủ động thoát nước tốt, bón đầy đủ phân chuồng, phân lân, xới xáo chăm sóc kịp thời, chú ý theo dõi sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen trên các vùng ổ bệnh cũ, những nơi bệnh đã xuất hiện trên lúa mùa, đồng thời khẩn trương phòng trừ các đối tượng khác cũng có khả năng gây hại trên cây ngô, như sâu cắn lá nõn, sâu đục thân, bệnh đốm lá nhỏ…

 

Để kiểm soát tốt tình hình dịch hại ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vụ đông, Chi cục BVTV khuyến cáo bà con nông dân nên chủ động trong khâu chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Cùng với việc tích cực bón phân, cần theo dõi sự xuất hiện, gây hại của các đối tượng đã nêu và kịp thời phòng trừ tại những nơi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Đặc biệt, trên những diện tích đã gặt lúa nhưng không trồng cây vụ đông, cần tích cực cày lật gốc rạ ngay khi đất còn ẩm để hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ và cải tạo kết cấu đất. Ngoài ra, cần phát quang bờ bụi, vợt bắt bằng phương pháp thủ công để tiêu diệt nguồn bọ xít qua đông. Song song với đẩy mạnh công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng, các địa phương cần nhanh chóng lập kế hoạch tích nước ở các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất vụ đông - xuân 2012 – 2013.

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục