Nhiều hộ gia đình ở xã Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển mô hình chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập cao.

Nhiều hộ gia đình ở xã Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển mô hình chăn nuôi lợn mang lại nguồn thu nhập cao.

(HBĐT) - Thời gian qua, Trạm KN-KL Tân Lạc đã thực hiện tốt công tác chuyển giao KHKT cho nông dân trên địa bàn. Nhiều giống cây, con mới có tiềm năng năng suất cao được đưa vào trồng, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nhằm đem lại hiêu quả kinh tế cao nhất trên đơn vị diện tích và đồng vốn đầu tư cho người nông dân.

 

Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng các mô hình trình diễn, hàng năm, Trạm đã tổ chức thực hiện các mô hình theo nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương, cũng như nhu cầu của người nông dân. Ngoài nguồn kinh phí được Nhà nước cấp, Trạm đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, triển khai xây dng được nhiều mô hình trình din, kho nghim, th nghim v k thut - ging, đạt được kết quả đáng khích lệ, từ đó góp phần vào việc áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện nhà. T năm 1995 đến nay, Trạm đã triển khai 580 lớp tập huấn cho trên 26.000 lượt nông dân tham gia. Đặc biêt, Trạm đã thực hiện được trên 200 lớp học theo phương pháp FFS với 5.000 lượt người tham gia, nội dung tập huấn chủ yếu về kỹ thuật các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, BVTV, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, Trạm đã xây dng được 159 mô hình, 98 khảo nghiệm, 2 th nghim với 12.748 lượt người hưởng li. Thông qua hội nghị đầu bờ, phn đa các mô hình được đánh giá tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có nhiu mô hình được lan rng trên địa bàn huyn như: lúa lai, ngô lai; nuôi ln nái sinh sản, nuôi gà an toàn sinh học; trồng su su lấy ngọn; nuôi trâu, bò thịt; nuôi cá lồng; trồng tỏi vv... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình còn hạn chế do tập quán canh tác của người dân, thiếu kinh phí và chưa có các tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá nhân rộng mô hình trình diễn.

 

Bên cạnh đó, Trạm còn phối hợp với một số tổ chức cá nhân trong và ngoài nước triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình, dự án như: áp dụng phương pháp khuyến nông có tham gia (PEAM), phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD); phương pháp lớp học hiện trường (FFS); đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA); phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm (LCTM).  Đóng góp vào sự thành công đó có sự hỗ trợ tich cực của các dự án: ETSP, SADU, GNI, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, PS-ARD HB... Mặt khác, từ sự hỗ trợ của các dự án thông qua các hoạt đng, cán bộ khuyến nông có tư duy, cách tiếp cận mới mang tính chia sẻ, hài hòa, ít mang tính áp đặt hơn. Ngoài ra, Trạm còn phối hợp với các dự án, chương trình mục tiêu của Nhà nước thực hiện các hoạt động hỗ trợ sản xuất như: xây dựng mô hình, tập huấn - đào tạo, giúp người nghèo ở vùng sâu, xa cải thiện điều kiện, nâng cao kiến thức, kỹ năng  sản xuất, tăng thu nhập.  

 

Đến nay nhiều địa phương trong huyện đã tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi mang tính đặc sản địa phương, theo hướng tập trung, quy mô sản xuất hàng hóa như: vùng rau su su ở các xã vùng cao; sản xuất ngô ở các xã vùng thượng, vùng cao; trồng mía tím ở vùng Bắc Thạch Bi và vùng Thượng; chăn nuôi trâu, bò hàng hóa ở các xã: Thanh Hối, Mãn Đức; nuôi cá lồng ở Ngòi Hoa… Từ một huyện gần như phải nhập 100% lợn giống từ miền xuôi, đến nay phong trào nuôi lợn nái sinh sản đã phát triển mạnh. Ngoài những hộ nuôi nhỏ lẻ đã xuất hiện các trang trại có quy mô hàng chục lợn nái, cung cấp cơ bản đủ con giống cho địa phương góp phần phát triển chăn nuôi, đồng thời giảm tỷ lệ lây lan dịch bệnh từ các địa phương khác đưa đến. Ngoài ra còn hình thành các trang trại nhỏ nuôi lợn địa phương, lợn lòi Thái Lan, trại nuôi gà, dê, thỏ vv…

 

Công tác khuyến nông đã cải thiện cơ bản tập quán cánh tác lạc hậu, người dân được tập huấn về kỹ thuật, được thực hành qua việc thực hiện các mô hình trình diễn, các khảo nghiệm, thử nghiệm từ đó có sự thay đổi về mặt nhận thức và hành động của người sản xuất, các tiến bộ KHKT được áp dụng, điển hình qua các nội dung như: tỷ lệ các giống lúa lai, ngô lai đưa vào trồng ngày càng cao, thực hiện cơ giới hóa ở một số khâu sản xuất, đặc biệt là việc áp dụng các tiến bộ về kỹ thuật như: phong trào cấy lúa nông tay, cấy thưa, cấy ít dảnh, làm đất tối thiểu trong sản xuất đậu tương, dưa hấu, canh tác lúa – vịt, lúa cá, canh tác đất dốc…

 

Với nỗ lực của công tác khuyến nông, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã làm thay đổi nhận thức của người sản xuất theo hướng tích cực. Các tiến bộ KHKT được lựa chọn và áp dụng ngày càng nhiều, tuân thủ quy trình sản xuất của từng cây con, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, sản xuất hàng hóa có tính quy mô - tập trung, sản xuất bền vững đi đôi với ý thức bảo vệ môi trường. Đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng thu nhập, thoát nghèo và từng bước làm giàu cho các hộ nông dân, góp phần vào việc xây dựng thành công chương trình NTM của Nhà nước.

 

 

                                                                                     Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục