Rau thương phẩm ở xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) sản xuất theo hướng an toàn cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

Rau thương phẩm ở xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) sản xuất theo hướng an toàn cung ứng cho thị trường tiêu dùng.

(HBĐT) - Lâu nay, mặt hàng rau, củ, quả là nhu yếu phẩm được người tiêu dùng lựa chọn thường xuyên trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày. So với các huyện trên địa bàn tỉnh, thị trường rau, củ, quả thương phẩm tại thành phố Hòa Bình được đánh giá sôi động nhất, có sức tiêu thụ lớn. Để cung ứng đủ nhu cầu rau xanh cho người dân thành phố, ước tính khoảng 80% lượng rau (ăn lá) phải nhập từ các tỉnh ngoài về, 20% còn lại do nhân dân tự sản xuất. Riêng lượng củ, quả và măng cơ bản tự túc được. Bình quân mỗi năm, lượng rau tiêu thụ khoảng 180kg/đầu người nhưng nhóm củ, quả thừa, nhóm rau ăn lá thiếu.

 

Thực tế phát sinh là đối với 80% lượng rau ăn lá được nhập từ các tỉnh đồng bằng không kiểm soát được mức độ an toàn của sản phẩm. Trong khi đó, lượng rau tự sản xuất, cung ứng chỉ chiếm có 1/5. Theo ông Nguyễn Hồng Yến – Phó Chi cục BVTV, bà con nông dân trong tỉnh thường tự để giống các loại rau ăn lá như cải thìa, cải xanh, mùi, xà lách, muống, mồng tơi… Khả năng sâu, bệnh đối với các giống rau này rất thấp, nguy cơ sử dụng thuốc BVTV không cao. Đáng ngại hơn cả là lượng rau ăn lá tập trung vào các loại rau bắp cải, súp lơ, cà chua… trôi nổi trên thị trường. Do không kiểm soát nên tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

 

Những năm gần đây, diện tích rau, củ, quả của tỉnh tăng lên đáng kể góp phần cần đối cung – cầu từng bước. Đến thời điểm này, diện tích này đã đáp ứng được khoảng 65% – 70% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Một thực trạng khác khiến người tiêu dùng lo lắng là việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau, củ, quả tại địa phương. Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BVTV trao đổi thêm: Trong đợt kiểm tra nông sản ở khâu đầu vào và sản xuất vừa qua, Chi cục đã phối hợp với Phòng Cây lương thực, thực phẩm - Cục Trồng trọt lấy mẫu rau ở 3 địa bàn gồm Lương Sơn, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình đưa đi kiểm nghiệm tìm dư lượng thuốc BVTV. Kết quả, 23/23 mẫu đều không có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép.

 

Quá trình sản xuất rau, củ, quả, bà con nông dân trong tỉnh chưa sử dụng nhiều về lượng thuốc BVTV. Đặc biệt là với việc đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch nên sản phẩm rau, củ, quả vẫn ở ngưỡng an toàn. Đơn cử như sản phẩm cam Cao Phong, để có những trái cam chín mọng, mẫu mã thành phẩm đẹp, không bị sâu bệnh, chất lượng thơm, ngon, nhà sản xuất phải tiến hành hàng chục lần phun thuốc BVTV trong thời kỳ chăm sóc từ ra hoa, đậu quả đến khi gần thu hoạch. Tuy nhiên, từ tháng 9 trở đi, bà con ngừng phun thuốc để đảm bảo an toàn sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

 

Cơ quan chức năng nhận định: nguy cơ, mức độ ô nhiễm hóa chất BVTV trong rau, củ, quả do người dân địa phương sản xuất không lớn nên nhiều sản phẩm rau, củ, quả có thể đạt tới tiêu chí an toàn. Việc cần làm trong thời gian tới là có chính sách tổng thể về quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, triển khai thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là hình thành các điểm kinh doanh rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.

 

 

                                                                   Bùi Minh

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục