Gừng thơm, giống gừng đặc sản của đất Hào Phong đã giúp các hộ nghèo nơi đây có một cái tết đầm ấm, no đủ hơn.

Gừng thơm, giống gừng đặc sản của đất Hào Phong đã giúp các hộ nghèo nơi đây có một cái tết đầm ấm, no đủ hơn.

(HBĐT) - Năm nay là năm thứ 30 kể từ ngày chuyển dân vùng hồ sông Đà, người dân Hào Phong (Hào Lý) gắn bó với vùng đất mới với một cuộc sống mới không còn nhà tạm, không còn hộ đói.

 

Chiều núi rừng lất phất sương bay, vượt qua con đường đất màu gan gà có những đoạn sạt lô nhô đá ong, chúng tôi đến Hào Phong. Đúng như ý nghĩa về một ngọn gió lành, Hào Phong hiện ra khoáng đạt  với một bên vách núi bạt ngàn keo, luồng khoảng 4-  5 tuổi nằm trong dự án 5 triệu ha rừng đang vươn lên mạnh mẽ, phía trái mé vực là cánh đồng thấp chạy dài gần 3 ha. Mặc dù đã cuối đông sang xuân, đào mai đã hé nụ nhưng trong làng ngoài ngõ chỉ thấy trẻ nhỏ nô đùa. Trưởng bản Bùi Văn Tha đón chúng tôi ngay đầu xóm giải thích: thanh niên xóm đang tập trung nhân lực để xây dựng mương bai tận trong đồi, phụ nữ đi nương thu gừng. Cách trung tâm xóm 4 km chạy vào tận trong đồi, con mương dài 300 m đang được người dân gấp rút xây dựng đảm bảo nước tưới  cho ra xuân khi nắng lên lúa tốt. ông Bùi Văn Tư, Bí thư chi bộ xóm chia sẻ: cái tên Hào Phong cũng chính là bắt nguồn từ sự chuyển dân ấy. Chúng tôi đều là người trên Tiền Phong, khi thuỷ điện Hoà Bình khởi công, chúng tôi được chuyển về đây và cái tên Hào Lý ra đời là ghép của quê cũ và quê mới. Xóm Hào Phong ban đầu có hơn 40 hộ nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, một nửa số hộ lại tiếp tục một chuyến di dời mới, chỉ còn lại 18 hộ sống quây quần ở đây.

 

Nhưng đó là câu chuyện của những năm trước đây, nhắc đến Hào Phong hôm nay không chỉ người dân mà cả đội ngũ cán bộ xã Hào Lý cũng phải khâm phục tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên của bà con. Nếu như 30 năm trước chuyển dân, Hào Phong là một cái tên hoàn toàn mới, hôm nay cái tên ấy đã vượt ra khỏi địa phận xóm, ra khỏi huyện Đà Bắc và được biết đến nhiều ở các vùng quê khác. Nguyên nhân là vùng đất này từ lâu đã gắn với những đặc sản nổi tiếng là gừng thơm và khoai tầng Hào Phong. Lý giải cho câu chuyền đặc biệt này, trưởng thôn Bùi Văn Tha, đưa chúng tôi đến gặp ông Đinh Văn Toàn, một trong những người đầu tiên gây dựng lên tên tuổi gừng thơm, khoai tầng Hào Phong. ông Toàn tâm sự: cả gừng và khoai đều rất hợp với chất đất này, nên hại loại cây này vẫn có trong vườn nhiều nhà nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp. Năm 2000, nhà trồng được nhiều quá mà ăn thì không hết, nghĩ để bỏ thì phí, tôi cho lên xe thồ, đưa lên chợ Đà Bắc, sang Phú Thọ, có hôm xuống tận chợ Hoà Bình giao bán thử, không ngờ lại được thương lái thu mua tới tấp lại dặn còn nữa thì mang ra họ lấy hết. Mừng quá, về nhà tôi cứ chịu khó bỏ sọt và lai đi các chợ để bán. Năm đó, tiền khoai, gừng tôi thu được gần chục triệu. Từ người đầu tiên mang khoai, gừng xuống phố, bây giờ dân Hào Phong không còn phải tự đi chào bán nữa mà đã kéo được thương lái vào tận xóm để thu mua. Khoai tầng thì tháng 8 tháng 9, gừng thì càng vào tháng áp tết càng được giá.

 

Ngoài gừng và khoai tầng, nhiều hộ còn phát triển kinh tế rừng, trồng keo, trồng luồng, lấy ngắn nuôi dài. Nhiều nhà cũng áp dụng mô hình rừng - vườn  ao - chuồng nên kinh tế khá giả. Hiện nay thu nhập bình quân toàn xóm đạt 9 triệu đồng/ người/ năm, cao hơn mức bình quân trung của toàn xã. Vậy là 30 năm sau khi về quê mới, người dân Hào Phong cũng có cuộc sống mới không nhà tạm, không hộ đói. Qua một năm thu hoạch, cứ có khoai tầng tháng 9, gừng thơm tháng 1 là chúng tôi không phải trợ cấp gạo tết như trước nữa, không có nhiều nhưng lo một cái tết ấm cúng không phải là điều khó khăn với đồng bào Mường ở Hào Phong. kết thúc câu chuyện 30 năm chuyển dân, ông Tư chia sẻ. Anh Tha tiếp lời: “ở đây kinh tế không phải lo nhiều nữa nên tết bà con vui lắm. Nhà nào cũng gói bánh chưng, bánh ống. Mồng một tết, chị em phụ nữ đã xắc bùa, đánh mảng, đánh còn rồi. Ai cũng muốn khởi đầu một năm vui vẻ để có một mùa màng bội thu.

 

                                                                         Phương Linh

 

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục