Nông dân xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn nỗ lực dẫn nước về ruộng để cứu lúa.

Nông dân xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn nỗ lực dẫn nước về ruộng để cứu lúa.

(HBĐT) - Sau nhiều ngày thiếu nước tưới dưỡng, hàng nghìn ha lúa, cây màu ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn của huyện Lương Sơn đang chậm phát triển, thậm chí có chỗ ngừng sinh trưởng. Bà con nông dân các địa phương đứng ngồi không yên bởi nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu mưa không xuống, hạn hán sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và sản lượng cây trồng vụ chiêm- xuân.

 

Lấy tay quệt vội những giọt mồ hôi, bà Nguyễn Thị Lý ở xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn lại hối hả đắp bùn dẫn dòng chảy hiếm hoi từ mương về chân ruộng. Bà Lý cho biết: Cả chục ngày nay nắng hạn, không có giọt mưa nào, lúa thiếu nước trở nên héo hắt. Nước ở đập cũng cạn nên để bố trí, cân đối nguồn nước tưới cho các cánh đồng sản xuất thật không dễ dàng gì. Trạm thủy luân thị trấn buộc phải cấp luân phiên, dẫu vậy nước vẫn không đủ cho các khu đồng. Hôm nay đến ngày bơm nước cho cánh đồng xóm Mỏ nhưng nước về chậm, bà con theo đó phải chủ động đắp bờ, vét bùn tạo rãnh để nước có thể về khoảnh ruộng nhà mình cứu đám lúa sắp chết rũ vì khô khát.

 

Để chống hạn, nước về dẫu hiếm hoi cũng còn cơ may cứu được lúa. Đó là ở những vùng có hồ, đập điều tiết và suối đi qua như các xã: Thanh Lương, Cư Yên, Nhuận Trạch, Tân Vinh… Với những khu vực như xã Hợp Hòa, Cao Dương, Cao Răm, Liên Sơn, Long Sơn… mặc dù tỷ lệ kênh mương được cứng hóa cao nhưng không có hồ chứa, nước nguồn không đảm bảo thì giờ này, nhà nông đành mong mỏi chờ nước trời, bất lực nhìn lúa, ngô lay lắt từng ngày… Ông Hoàng Văn Viện ở xóm Tốt Yên, xã Hợp Hòa than thở: Từ đầu năm đến giờ, mưa không có đến một giọt, đất ruộng gặp hạn nứt nẻ, cấy lúa, cây ngô, cây lạc thì teo tóp lá, hạn chế sinh trưởng. Xót xa nhất là có những ruộng lúa như ruộng của gia đình ông diện tích gần 1.000m2, ông đã đầu tư vào đó ngót 2 triệu đồng gồm giống, phân bón nhưng do hạn quá nặng, lúa đã chết héo cả ruộng, không còn có thể cứu vãn.

 

Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện đã có tới 304 ha/2.050 ha lúa chiêm bị hạn. Đối với cây màu, ảnh hưởng của hạn hán còn nặng nề hơn. Toàn huyện đã gieo trồng 2.342 ha, đạt 95% diện tích kế hoạch vụ xuân, cây chủ lực là ngô (1.249 ha), lạc (203 ha), đậu tương (15,5 ha), rau, đậu các loại (gần 320 ha). Theo kết quả kiểm tra, rà soát của phòng NN & PTNT huyện, có tới 60% tổng diện tích đã gieo trồng đang bị hạn, trong đó 30% diện tích bị hạn nặng. Ở một số vùng thiếu nước nghiêm trọng như Hợp Hòa, Cao Răm, nhiều ruộng ngô đã cao chừng ngang thắt lưng bị vàng lá già, rũ hẳn ngọn xuống khá phổ biến.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN & PTNT huyện cho biết: Có khoảng hơn 10 hồ, đập trên toàn địa bàn, chủ yếu là hồ, đập nhỏ nên việc đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới ẩm trong suốt thời vụ hầu như chỉ có thể đáp ứng cho xã đó. Các xã còn lại sản xuất trong điều kiện phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước sông, suối tự nhiên. Do thời tiết bất thuận, không mưa suốt hơn 1 tháng, vấn đề chủ động nước tưới dưỡng ở các vùng không có hồ, đập hiện nay vô cùng nan giải bởi nếu không có nguồn nước, mọi biện pháp cứu lúa như tát, hỗ trợ bơm nước… cũng trở nên vô hiệu. Dự kiến, năng suất lúa cây màu sẽ giảm nhiều do hạn hán gây ra. Tình trạng hạn hán còn kéo theo nạn chuột phá hại mạnh trên lúa, hoa màu đang khó kiểm soát. Tập trung chỉ đạo công tác chống hạn, ngành Nông nghiệp đang kiểm tra, rà soát hệ thống thủy lợi, lượng nước ở các hồ, đập để có kế hoạch điều tiết, sử dụng nước tưới dưỡng hợp lý. Các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi nội đồng trong tháng 4 tới.

 

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục