Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xóm Hải Phong, xã Bắc Phong đầu tư vào trồng mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xóm Hải Phong, xã Bắc Phong đầu tư vào trồng mía đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trong những năm qua, hoạt động của hệ thống NHCSXH đã đóng góp tích cực trong SXNN, nông thôn tỉnh ta. Tăng trưởng kinh tế ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt từ 3,8-4%/năm, chiếm 30-35% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh.

 

Trên địa bàn đã hình thành một số vùng SXHH đem lại hiệu quả kinh tế cao như vùng cam Cao Phong, chăn nuôi tập trung công nghiệp ở Lương Sơn, Lạc Thủy... Những kết quả trên có liên quan trực tiếp đến nguồn vốn mua giống, phân bón, vật tư, máy móc, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nông dân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội tại khu vực nông thôn, vùng sâu, xa, cao.

 

Theo thống kê của NHCSXH, 10 năm qua (2003-2013), thông qua chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã xây dựng được hơn 17.000 căn nhà cho hộ nghèo; chương trình cho vay NS&VSMT nông thôn đã xây dựng được hơn 34.000 công trình; chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK đã cho 1.782 hộ vay trung bình 4 triệu đồng/hộ và đã chuyển từ vốn vay sang vốn cấp từ ngân sách tỉnh cho 12.735 hộ nhận vốn dự án 747. Ngoài ra, chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay giải quyết việc làm đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn trên địa bàn, cho vay hộ SX-KD vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại vùng khó khăn... đã có những đóng góp tích cực vào đảm bảo an sinh xã hội, tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 27,5%. Từ kết quả trên cho thấy, nguồn vốn của NHCSXH đã đóng góp tích cực trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông - lâm - thủy sản và chương trình xây dựng NTM.

 

Bên cạnh việc đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội, SXNN trong thời gian tới cần tập trung phát huy lợi thế vùng, miền nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất, từng bước hình thành vùng SXHH tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường đặc biệt là thị trường Hà Nội như cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, mía tím Tân Lạc, Cao Phong, chè Shan tuyết Mai Châu, Đà Bắc; su su, tỏi tía tại các xã vùng cao Tân Lạc, Mai Châu; trang trại chăn nuôi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; nguyên liệu gỗ tại các huyện Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Kim Bôi... Để giúp các đối tượng chính sách được trực tiếp hoặc gián tiếp thụ hưởng nguồn vốn từ NHCSXH, theo lãnh đạo ngành NN&PTNT cần mở rộng đối tượng được vay vốn là HTX, tổ hợp tác nông nghiệp, DN sản xuất, chế biến nông - lâm sản tại khu vưc nông thôn, nâng hạn mức cho vay để có đủ nguồn lực đầu tư theo hướng SXHH; tăng thời hạn vay, ưu đãi vay trung và dài hạn để đảm bảo ổn định trong cả chu kỳ sản xuất, nhất là mục đích vay trồng cây ăn quả, lâm nghiệp và xây dựng trang trại; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng vay phát triển sản xuất... Đồng thời, các ngành và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đối tượng chính sách được vay vốn kịp thời thực hiện và nâng cao hiệu quả chương trình, dự án khuyến nông phát triển sản xuất, tạo việc làm và xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                                Hải Linh

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục