Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Mãn Đức, Tân Lạc đầu tư vào chăn nuôi.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở xã Mãn Đức, Tân Lạc đầu tư vào chăn nuôi.

(HBĐT) - Hơn 10 năm qua, từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang là trợ lực lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương.

 

Gia đình chị Bùi Thị Mến, ở xóm Định, xã Mãn Đức nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Chị Mến tâm sự: Từ khi lập gia đình và được bố mẹ cho ra ở riêng, cuộc sống của vợ chồng chị càng khó khăn khi 2 đứa con lần lượt ra đời lớn lên theo từng bậc học của chúng. Diện tích canh tác ít, khoảng 700 m2 và hơn 1.000 m2 vườn trồng mía, cuộc sống quanh năm thiếu thốn trong ngôi nhà xiêu vẹo, dột nát. Từ năm 2010, gia đình chị được vay 2 chương trình hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở với dư nợ 18 triệu đồng. Với sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, ngôi nhà rộng trên 42 m2 trị giá trên 40 triệu đồng này được dựng lên ngay trên chính mảnh đất mà lâu nay vợ chồng anh chị vẫn sống trong một ngôi nhà chật hẹp, dột nát. Đồng chí Nguyễn Thị Loan, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc cho biết: 10 năm qua, hoạt động của NHCSXH tại địa phương được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức hội nhận uỷ thác, nhất là các tổ tiết kiệm vay vốn do nhân dân tự nguyện thành lập có sự giám sát của chính quyền địa phương. Việc thực hiện giao dịch tại 24 xã, thị trấn trong huyện đã tiết kiệm nhiều chi phí cho nhân dân trong vay vốn, trả nợ, trả lãi an toàn, hiệu quả. Trong 10 năm qua, vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo và trở thành hộ SXKDG như hộ ông Cao Viết Don, xóm Sống, xã Ngọc Mỹ, hộ bà Phạm Thị Vui, xóm Thanh Đức, xã Mãn Đức… Nhiều tổ chức Hội cấp xã phấn đấu nhiều năm quản lý không có nợ quá hạn, lãi tồn như Hội phụ nữ xã Thanh Hối, Đông Lai, Ngọc Mỹ; Đoàn thanh niên xã Lỗ Sơn, Do Nhân…

 

Hiện, đơn vị đang thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ trên 170 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân 8,4%/năm. Với nguồn vốn đó đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đáp ứng vốn được 90% hộ nghèo, đã có 36.656 hộ được vay vốn phát triển sản xuất; đầu tư xây dựng được 1.851 công trình NS&VSMT, 2.260 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở, tạo việc làm mới cho 23.460 lao động, có 2.565 HSSV được vay vốn để học tập… Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi trong 10 năm qua đã có 5.579 hộ thoát nghèo. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn thấp chiếm 0,3% tổng dư nợ.

 

Tuy nhiên, trong đầu tư tín dụng chính sách ở Tân Lạc còn gặp một số khó khăn như trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa áp dụng nhiều các công nghệ SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp nên hàng hoá sản xuất ra nhiều mùa vụ bị ế đọng; sản phẩm làm ra chưa có đâu ra ổn định… nên việc trả nợ, trả lãi cho ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, một số tổ chức hội cấp xã quản lý vốn tín dụng chính sách còn lỏng lẻo, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xâm tiêu, vay ké, chỉ khi nào NHCSXH kiểm tra, đối chiếu mới xử lý.

 

 

                                                               Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục