Các cấp ngân sách phải thực hiện tiết kiệm chi ngân sách. Ảnh: Bảo hiểm xã hội TPHB chi trả chế độ cho người lao động.

Các cấp ngân sách phải thực hiện tiết kiệm chi ngân sách. Ảnh: Bảo hiểm xã hội TPHB chi trả chế độ cho người lao động.

(HBĐT) - Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao tổng chi sách địa phương của tỉnh 6.346 tỷ đồng. Dự toán thu NSNN năm 2014 được xây dựng với mức phấn đấu cao hơn chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao, chi ngân sách địa phương bảo đảm chi thường xuyên ở mức lương tối thiểu; ưu tiên chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp GD-ĐT, KHCN, y tế. Về điều hành ngân sách năm 2014, UBND tỉnh xác định: “Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, Chính sách tài khóa chặt chẽ. Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tăng cường quản lý NSNN, tập trung chống thất thu thuế, thực hiện triệt để tiết kiệm, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết”.

 

Đối với việc phân bổ vốn chi đầu tư phát triển, UBND tỉnh chỉ đạo, vốn đầu tư XDCB phải bố trí tập trung gắn với tái cơ cấu đầu tư công, tăng cường hiệu quả đầu tư của NSNN. Theo đó thực hiện kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết toán đầu tư khi đã xác định rõ nguồn và khả năng cân đối ở từng cấp ngân sách. Năm 2014, việc xác định mục tiêu các dự án ưu tiên bảo đảm tập trung và hiệu quả. Trong đó, tập trung bố trí vốn cho các công trình, dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn. Quyết liệt xử lý nợ đọng trong XDCB theo chỉ đạo của Chính phủ. Ưu tiên vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách dự kiến phải hoàn thành trong năm 2014 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2014); bố trí vốn cho các dự án ODA thực hiện theo tiến độ; các dự án sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn từ TPCP để hoàn thành dự án. Vốn còn bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt. Chỉ lập dự toán chi đầu tư cho các dự án mới thực sự cấp bách đã  xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đố vốn ở từng cấp ngân sách và phải đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Việc bố trí vốn phải bảo đảm dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm. Ưu tiên vốn để hoàn trả các khoản nợ vay, thu hồi các khoản vốn ứng đến hạn phải trả.

 

Về dự toán chi thường xuyên sẽ tăng cường quản lý NSNN, thực hiện triệt để   tiết kiệm chi tiêu, kiên quyết cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng ưu tiên bảo đảm các chế độ, chính sách đã ban hành cho con người, chi an sinh xã hội, bố trí cho các lĩnh vực GD-ĐT, KHCN, văn hóa - thông tin, y tế, sự nghiệp BVMT theo các nghị quyết của Đảng và Quốc  hội, bảo đảm chi cho QP-AN đáp ứng tình hình mới. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (sau khi đã trừ lương, phụ cấp theo lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để làm nguồn thực hiện cải cách lương theo lộ trình của Chính phủ, ngoài ra cắt giảm thêm 10% chi thường xuyên ngay từ khâu giao dự toán để tăng nguồn  bảo đảm chi các chế độ, chính sách đã ban hành.

 

UBND tỉnh chỉ đạo điều hành chặt chẽ NSNN. Các ngành không tự đặt ra các quy định trái với Luật NSNN, làm ảnh hưởng đến quá trình điều hành dự toán ngân sách của đơn vị thụ hưởng. Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm việc mua sắm tài sản, trang thiết bị đúng tiêu chuẩn, định mức, đúng quy định, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng NSNN trong dự toán gắn với trách nhiệm của thủ trưởng và người phụ trách công tác TC-KT trong việc quản lý, sử dụng ngân sách tài sản, đất công tại đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng kinh phí có nguồn gốc từ NSNN và các nguồn khác.

 

 

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục