Mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đem lại thu nhập cao cho nông dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc).

Mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đem lại thu nhập cao cho nông dân xã Lỗ Sơn (Tân Lạc).

(HBĐT) - Trong 3 năm thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (2011-2013) mang lại kết quả đáng kể, giúp các hộ nghèo hưởng lợi dự án có kiến thức kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần cùng các chương trình, dự án khác giảm tỷ lệ hộ nghèo

 

Năm 2011, dự án được triển khai thực hiện tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) và xã Toàn Sơn (Đà Bắc) với sự tham gia của 400 nhân khẩu thuộc 95 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí dự án 563,6 triệu đồng, trong đó, kinh phí ngân sách hỗ trợ là 500 triệu đồng và huy động của nhân dân đóng góp 63,6 triệu đồng. Dự án đã hỗ trợ 2.250 con gà giống, 160 con lợn giống cùng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y. Dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà và nuôi lợn hiệu quả, năng suất cao cho 95 hộ tham gia dự án. Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, dự án đã thu được 4.295 kg gà thịt và 9.600 kg lợn thịt, tương đương với số tiền 770.550.000 đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 95 hộ nghèo. Năm 2012, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được thực hiện tại xã Kim Tiến (Kim Bôi) và xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) với sự tham gia của 298 nhân khẩu thuộc 73 hộ nghèo, trong đó có 63 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh phí của 2 dự án là 600 triệu đồng, trong đó, kinh phí ngân sách hỗ trợ 500 triệu đồng, huy động nhân dân đóng góp 100 triệu đồng. Dự án đã hỗ trợ 2.500 con gà giống, 3.840 con ngan giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật, cung cấp thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Sau 4 tháng hết chu kỳ triển khai, sản lượng ngan và gà đã thu được 13.288 kg thành phẩm, tương đương với số tiền 1.017 triệu đồng. Cùng với chương trình phát triển kinh tế khác, dự án đã góp phần đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho 73 hộ gia đình và từng bước thoát nghèo. Năm 2013, dự án đang được triển khai thực hiện tại xã Xuân Phong (Cao Phong) và Chí Thiện (Lạc Sơn) với tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ 500 triệu đồng và thực hiện hỗ trợ cho 70 hộ gia đình nghèo. Cả 2 mô hình trên đều triển khai thực hiện nuôi gà đồi. Hiện nay, gà đang được nuôi tại các hộ gia đình phát triển tốt.

 

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Dự án giúp hộ nghèo trong tỉnh biết cách chăn nuôi với năng suất, chất lượng cao tạo ra sản phẩm hàng hóa nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Dự án đã góp phần nâng cao trình độ nhận thức, ý thức của người dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần trang bị kiến thức sản xuất cho các hộ nghèo trên địa bàn xã, hạn chế thất nghiệp cho người lao động nghèo tại nông thôn. Đội ngũ cán bộ thú y cơ sở được nâng cao về kiến thức nghiệp vụ về cách phòng - chống, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm. Cán bộ cơ sở có kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án phát triển KT-XH địa phương. Qua đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện, dự án góp phần tăng thu nhập cho 230 hộ nghèo tham gia 20%/năm, giúp cho các hộ nghèo tái sản xuất tiếp tục nuôi gà, ngan, lợn, một số hộ đã đầu tư trồng mía tím phát triển kinh tế hộ. Kết thúc 4 dự án tại 2 huyện đã có 43 hộ thoát nghèo, bằng 24,53%, trong đó có 15,3% hộ thoát nghèo bền vững, tạo việc làm thêm cho gần 30% lao động nghèo tham gia dự án. Bên cạnh đó, dự án đã giúp cho 100% hộ nghèo tham gia mô hình được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi tới các hộ gia đình, giảm từ 2-3% tỷ lệ hộ nghèo của địa phương nơi thực hiện dự án. Dự án đã góp phần đáng kể vào xây dựng NTM. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: việc kết hợp giữa các cấp, ngành chức năng còn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Các hộ dân tham gia dự án còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, hạn chế chủ động đầu tư thêm vốn để bổ sung thức ăn, thuốc thú y, tu sửa chuồng trại. Việc hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án của cấp huyện, xã còn chậm và lúng túng dẫn đến thời gian phê duyệt dự án của UBND tỉnh chậm, công tác triển khai thực hiện trong 2 năm (2011 - 2012) chưa đúng thời vụ. Nhiều hộ tuy đã được tập huấn nhưng chưa áp dụng tốt kỹ thuật vào chăn nuôi nên bị dịch bệnh dẫn đến sản lượng chưa cao. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn dự án cần tăng cường tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến rộng rãi những bài học kinh nghiệm và hiệu quả của dự án trong nhân dân. Khi dự án đã hoạt động, các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm tra, giám sát. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự án từ đầu năm khi có chỉ tiêu phân bổ kinh phí để triển khai đúng thời vụ tránh thời tiết rét đậm ảnh hưởng đến con giống. Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Phòng NN& PTNT, Trạm KN-KL tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng KH-KT mới vào sản xuất. Đặc biệt cần tăng cường khai thác thị trường tiệu thụ sản phẩm.

 

                                                                      

 

                                                                       Đặng Xuân Tửu

                                                                       (Sở LĐ-TB&XH)

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục