Người trồng cam xã Nam Phong thu hoạch cam, sản lượng đạt khoảng 25 tấn/ha.

Người trồng cam xã Nam Phong thu hoạch cam, sản lượng đạt khoảng 25 tấn/ha.

(HBĐT) - Ngày 26/12, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội thảo về “Mô hình liên kết trồng cây có múi” trên địa bàn huyện Cao Phong.

 

Những năm gần đây, cây có múi (chủ yếu là cam, quýt) phát triển nhanh trên địa bàn huyện Cao Phong. Đến năm 2013, tổng diện tích cây có múi toàn huyện khoảng 1.000 ha, năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha, sản lượng ước đạt trên 15.000 tấn, ước thu bình quân khoảng 500 - 600 triệu đồng/ha. Huyện đã lựa chọn được các loại giống phù hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt, điển hình như: cam Xã Đoài, cam V2, cam CS1, cam đường canh, quýt Ôn Châu… Đặc biệt, cùng với sự phát triển mạnh của cây có múi, mô hình liên kết 50/50 tương đối phát triển. Theo hình thức liên kết này, nhà đầu tư (có vốn, có kỹ thuật, công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm) và người nông dân (có đất, có lao động và các điều kiện khác) đã gặp nhau và đi đến thống nhất hợp tác đầu tư đôi bên cùng có lợi. Khi thu hoạch sản phẩm, tổng thu nhập trên diện tích hợp tác sản xuất được chia đều cho mỗi bên, đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên. Hiện, trên địa bàn huyện Cao Phong có khoảng 80 ha cam được trồng theo mô hình 50/50, mô hình còn lan toả sang địa bàn một số huyện như Kỳ Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lương Sơn…

 

Tại hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình liên kết trồng cây có múi và mong muốn trong tương lai sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ thoả đáng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của mô hình này. Các đại biểu cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan đến phát triển bền vững cây có múi, như lựa chọn giống, kỹ thuật thâm canh, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm…

         

Tiếp thu các ý kiến thảo luận, lãnh đạo UBND huyện Cao Phong đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, phòng chức năng triển khai một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây có múi. UBND huyện Cao Phong cũng đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó nổi bật có kiến nghị về cơ chế hỗ trợ cho cả nhà đầu tư và người dân trong 3 năm đầu thực hiện hợp đồng để giảm bớt khó khăn trước mắt, yên tâm thực hiện hợp đồng liên kết theo hoạch định.

 

 

                                                                             Thu Trang

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục