Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.

Thị trường hàng hóa dịp Tết đã nhộp nhịp (ảnh tại chợ nông sản Nghĩa Phương) thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thị trường hàng hóa sôi động với nguồn cung phong phú, dồi dào, nhu cầu mua sắm tăng cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có thêm những lo toan bởi ngay ở thời điểm này, nhiều mặt hàng đã ồ ạt tăng giá.

 

Khảo sát tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hòa Bình, giá thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, thịt gà, các loại rau, củ, quả, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến tăng phổ biến từ 5 - 10%. Hiện tại, giá thịt lợn tăng bình quân 10.000 đồng/kg, gà ta tăng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Một số loại rau, củ như cà chua, củ cải đường… tăng ở mức từ 2.000 - 5.000 đồng/kg. Theo bà Nguyễn Thị Cúc, tiểu thương ở chợ Thái Bình, lợn hơi mua trong dân đã tăng 4 - 5 giá từ 2 tháng nay nên tiểu thương chúng tôi phải đẩy giá bán. Bà Bùi Thị Dung chuyên bán gà ở chợ Nghĩa Phương cho biết: Tâm lý dịp Tết, giá cả tăng cao, nhiều hộ chăn nuôi có ý ghìm hàng nên thời gian này khó lấy hàng mà có lấy được thì giá lại cao hơn vài giá so với dịp thường, bởi vậy, gà tươi sống tăng giá vài chục nghìn so với trước.

 

Tăng giá đáng kể là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, đơn cử như bánh, kẹo, bia, nước ngọt, các loại thiết bị và đồ dùng gia đình. Chị Hoàng Thị Kim Hồng ở tổ 6, phường Phương Lâm cho biết: Hầu hết các mặt hàng đều tăng giá, từ bao diêm, bật lửa đến đường, sữa, nước mắm, bột canh. Có hỏi các chủ đại lý, họ cũng chỉ trả lời đại khái, qua quýt là do tăng từ nhà sản xuất, nhà phân phối, mức tăng cũng không đột biến, như nước mắm Nam Ngư tăng 1.000 đồng/chai 750 ml, bánh trứng Orion tăng từ 46.000 đồng lên 48.000 đồng/hộp 12 chiếc, sữa tươi Mộc Châu tăng từ 25.000 đồng lên 26.000 đồng/vỉ 4 hộp… Tuy nhiên, với tình trạng đua nhau tăng giá như hiện nay, người tiêu dùng sẽ phải gánh quá nhiều chi phí tăng thêm trong khi dịp Tết cận kề.

 

Đáng chú ý, các mặt hàng có nhu cầu mua sắm tăng cao vào dịp Tết đều tăng giá đồng loạt, đơn cử như bia. Theo bảng giá niêm yết ở các siêu thị và đại lý kinh doanh hàng Tết trên địa bàn, bia Heineken có giá 385.000 đồng/thùng, tăng 15.000 đồng, bia Halida giá 195.000 đồng/thùng, tăng 10.000 đồng, bia Tiger giá 295.000 đồng/thùng, tăng 20.000 đồng so với ngày thường. Mặt hàng nước ngọt bán khá chạy vào dịp Tết là Coca – Cola lúc này cũng đã tăng giá bán khoảng 8.000 đồng/thùng. Trong nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, do nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng cao nên nhiều mặt hàng tăng giá nhẹ, đệm mút tăng giá mạnh nhất với mức tăng 300 – 500.000 đồng/chiếc, tùy loại. Đặc biệt, dù đã tăng giá liên tiếp trong mấy tháng qua nhưng mặt hàng gạo chưa có dấu hiệu ngừng và dự báo sẽ còn tăng giá mạnh vào thời điểm áp Tết, tập trung vào các loại gạo ngon, gạo nếp như gạo tám Điện Biên, tẻ Thái, nếp cẩm, nếp cái hoa vàng.  

 

Nhằm kiềm chế mức độ tăng giá, bình ổn thị trường dịp Tết, lực lượng QLTT đang triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, tập trung vào các mặt hàng phục vụ Tết như bánh mứt kẹo, rượu bia, thực phẩm công nghệ, đồng thời theo dõi chặt diễn biến tăng giá trên thị trường. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chú trọng chất lượng hàng hóa, việc bán hàng đúng giá niêm yết. Cùng thời gian này, 2 doanh nghiệp thương mại lớn của tỉnh là công ty TNHH Anh Phong và công ty CPTM Định Nhuận đã triển khai Chương trình bán hàng bình ổn góp phần bình ổn giá thị trường. 5 nhóm hàng thực hiện bình ổn đều là hàng hóa thiết yếu dịp Tết, có xuất xứ Việt Nam, do doanh nghiệp trong nước sản xuất gồm dầu ăn, sữa, rượu – bia, thực phẩm công nghệ và bánh, mứt, kẹo. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã triển khai chương trình khuyến mại nhằm thúc đẩy tiêu thụ, lưu thông hàng hóa, góp phần xúc tiến thương mại, bình ổn thị trường.

 

 

                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục