Từ vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn chăm sóc đàn dê.

Từ vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) đầu tư phát triển kinh tế từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn chăm sóc đàn dê.

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân vùng cao Đà Bắc có thêm nguồn vốn để phát triển SX-KD, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ đơn sơ, tài sản không có gì đáng giá, chị Đinh Thị Hiền, xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn tâm sự: Gia đình có 4 khẩu, thuộc diện hộ nghèo của xã nhiều năm liền. Kinh tế trông vào mấy sào ruộng, mấy nghìn mét nương trồng ngô và dong riềng nhưng mỗi thứ một ít, quần quật cả năm chỉ thu được chừng 2 tấn ngô, khoảng 7 tấn dong riềng, bán đi cũng chẳng ra tấm, ra món, năm nào được mùa thì đủ ăn, mất mùa hoặc giá thấp lại phải ăn đong. Mặc dù hai vợ chồng chịu khó làm ăn nhưng cái nghèo, cái khó vẫn đeo bám gia đình chị. Khi được vay vốn ưu đãi theo chương trình hộ nghèo, năm 2009, với số tiền 15 triệu đồng chị đầu tư mua 1 con trâu. Đến năm 2012, chị trả hết nợ và được vay lại 23 triệu đồng. Số vốn này chị mua thêm 1 con trâu trị giá 20 triệu đồng và mua 1 cặp dê 3 triệu đồng. Đến nay, đàn dê phát triển lên 4 con và trong chuồng có 2 con trâu. Năm 2013, gia đình chị được vay thêm 4 triệu đồng làm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Có gia súc để chăn nuôi, vợ chồng chị có động lực để phát triển kinh tế gia đình, với hy vọng sẽ thoát nghèo vào một ngày không xa.

 

Phòng Giao dịch NH CSXH huyện Đà Bắc đang thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi, chủ yếu ủy thác thông qua 4 tổ chức hội, đoàn thể, thành lập được 225 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ đạt 166.200 triệu đồng với 8.740 khách hàng còn dư nợ, tổ chức được 20 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn. Trong đó, dư nợ hộ nghèo cao nhất đạt 78.199 triệu đồng với 4.723 hộ vay vốn. Quy trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách được chia thành 9 công đoạn, trong đó, NHCSXH trực tiếp thực hiện 3 công đoạn là giải ngân, thu nợ, hạch toán kế toán, 6 công đoạn còn lại do các tổ chức hội thực hiện. Đơn vị đã quản lý tốt nguồn vốn cho vay các chương trình và sử dụng đúng mục đích, bảo đảm việc thu hồi vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,35%.

 

Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn chính sách, đồng chí Vì Văn Muộn, quyền Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: 11 năm qua, từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho 2.163 hộ nghèo thoát nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 54,52% xuống còn 42,53%. Đồng thời, giải quyết việc làm cho 500 lao động nhàn rỗi, xây dựng 2.300 công trình nước sạch và vệ sinh, giúp 1.315 HS-SV vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 1.292 hộ nghèo được vay vốn làm nhà, 252 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn không lãi để phát triển SX-KD. Còn nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH cùng sự nỗ lực của bản thân đang từng bước vượt qua khó khăn, thiếu thốn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống. 90% hộ nghèo đủ điều kiện trên địa bàn huyện đều đã được tiếp cận một trong các chương trình tín dụng mà NHCSXH huyện đang triển khai thực hiện (trong đó, trên 80% hộ nghèo trong danh sách đã được tiếp cận nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo).

 

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đà Bắc, hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo được thể hiện qua tỷ lệ giảm nghèo từng năm và cuộc sống thay đổi của mỗi hộ gia đình được vay vốn. Những khoản vay tuy không lớn nhưng là cơ sở ban đầu cộng thêm hỗ trợ kiến thức thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn cùng kinh nghiệm của những người vay trước đã giúp nhiều gia đình mở lối thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục