Bằng các nguồn vốn huy động, hạ tầng giao thông nông thôn xã Lũng Vân đang dần hoàn thiện đáp ứng tiêu chí NTM.

Bằng các nguồn vốn huy động, hạ tầng giao thông nông thôn xã Lũng Vân đang dần hoàn thiện đáp ứng tiêu chí NTM.

(HBĐT) - Đã qua 3 năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM ở xã Lũng Vân (Tân Lạc) vẫn còn không ít khó khăn, kết quả đạt được ở mức khiêm tốn. Lý giải điều này, đồng chí Hà Văn Khuê, Phó Chủ tịch UBND xã cho rằng: quá trình triển khai, chúng tôi gặp nan giải về vấn đề quy hoạch, ví như quy hoạch vùng sản xuất thì khó trong thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, hơn nữa đến giờ chưa xác định được cây, con phù hợp; quy hoạch bãi rác thải tập trung khó bởi chưa có quỹ đất…

 

Bước sang đầu năm 2014, xã mới có một vài tiêu chí NTM đạt, đơn cử như tiêu chí điện, trạm y tế, chợ, song nhiều tiêu chí cơ bản khác vẫn “giậm chân tại chỗ” như tiêu chí thiết chế nhà văn hóa, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường. Thêm vào đó, do xuất phát điểm từ một xã nghèo, đời sống kinh tế thuần nông nên mặc dù nhân dân đồng thuận, tích cực tham gia, hưởng ứng chương trình nhưng sức người, sức của huy động không nhiều.

 

Với cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 88%, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn, mưa úng, gió lốc, các loại dịch bệnh phát triển, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao trong năm 2013 đã gây ra không ít trở ngại, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống hộ dân nơi đây. Xã có 12 xóm với tổng số 486 hộ, trên 2.000 dân. Năm 2013, bình quân thu nhập mới đạt 7,6 triệu đồng, so với năm 2012 tăng chỉ xấp xỉ 400.000 đồng. Qua điều tra, rà soát nhanh hộ nghèo, cận nghèo còn chiếm tới 60,9%, trong đó, 45,7% hộ nghèo 26,2% cận nghèo.

 

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ KT - XH ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng NTM ở xã, cấp ủy, chính quyền xã đang nỗ lực, tập trung hoàn thành tiêu chí cơ bản từ nay đến năm 2015. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ dân, xã định hướng cây ngô là cây trồng chủ lực. Thực tế hàng năm, trên diện tích 2 vụ khoảng 280 ha, cây ngô giữ vai trò cây xóa đói, giảm nghèo, mang lại hiệu quả canh tác bền vững. Bên cạnh đó, trong 1 – 2 năm gần đây, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xã đã đưa một số giống cây mới vào trồng thử nghiệm mô hình như cam, quýt. Hiện, các mô hình này đang được trồng với số lượng nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Ngoài ra, diện tích trồng su su lấy ngọn cũng được mở rộng tại một số xóm như Lư, Bách 2, Chiềng với khoảng 5 ha.

 

Đặc biệt là trong 2 năm (2014 – 2015) và các năm tiếp theo, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức hơn nữa về phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM, hưởng ứng bằng việc làm thiết thực, cụ thể như: hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng, tích cực hưởng ứng chủ trương “dồn điền đổi thửa” tạo thuận lợi cho sản xuất, xây dựng bản làng văn hóa, KDC văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, chấp hành tốt đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từng bước khắc phục thực trạng thiếu nguồn lực cho xây dựng NTM, vận động, tranh thủ vốn hỗ trợ của dự án, chương trình do các tổ chức trong, ngoài nước trợ lực để hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương đáp ứng nhu cầu cung cấp tưới tiêu .

                                                                              

 

 

                                                                 Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục