Vùng nông thôn mới xã Sủ Ngòi (TPHB) đang đổi thay.

Vùng nông thôn mới xã Sủ Ngòi (TPHB) đang đổi thay.

(HBĐT) - Không thuộc nhóm xã được lựa chọn về đích NTM năm 2015 nhưng một số xã vùng nông thôn trong tỉnh đã quyết tâm bứt phá và đăng ký bổ sung về đích. Hiện hầu hết các xã này đã đạt từ 14 - 15 tiêu chí, nhiều xã có số tiêu chí đạt bằng, thậm chí cao hơn cả xã trong nhóm xã lựa chọn về đích.

 

Từ khởi động đến...“tăng tốc” đạt mục tiêu

 

Sủ Ngòi - xã vùng ven của TP.Hòa Bình thay đổi rõ rệt kể từ năm 2011 khi chương trình xây dựng NTM chính thức được triển khai. Thời điểm đó, xã chỉ có một vài tiêu chí xem như đạt gồm tiêu chí số 18 (hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh), tiêu chí 19 (ANTT giữ vững), trong nhóm tiêu chí hạ tầng KT-XH mới đạt tiêu chí số 4 (điện). Hơn 3 năm thực hiện chương trình, với cả thuận lợi và khó khăn cùng lúc song hành, xã đã vươn lên đứng ở tốp đầu nhóm xã của thành phố trên lộ trình về đích. Bình quân mỗi năm, xã phấn đấu đạt được từ 2 -3 tiêu chí trở lên. Nhiều tiêu chí nhờ có sự chung sức, đồng thuận lòng dân, ý Đảng đã hoàn thành sớm hơn dự kiến đề ra như tiêu chí số 2 (giao thông), tiêu chí số 10 (thu nhập), tiêu chí số 16 (văn hóa)  Theo đồng chí Nguyễn Đức Nị, Phó Chủ tịch UBND xã, tiêu chí khó nhất, mục tiêu cao nhất trong 10 tiêu chí chính là tiêu chí số 10 (thu nhập) đến nay xã đã đạt được. Với đặc thù là xã vùng ven đô thị, vấn đề tạo việc làm, thu nhập cho người dân bị mất đất sản xuất trên địa bàn là thách thức lớn. Bên cạnh tuyên truyền, khích lệ người trong độ tuổi lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị phòng Kinh tế, cơ quan thú y mở lớp tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đến hộ nông dân. Hiện nay, trên địa bàn đã xuất hiện các tổ xây dựng ở xóm 5, tổ gò hàn cửa xen hoa, song sắt, nhôm kính ở xóm 6 thu hút hàng trăm lao động tại chỗ có tay nghề. Ngoài diện tích đất nông nghiệp còn lại ở các xóm 1, 2, 4 tiếp tục được cấy, trồng, nhiều chị em phụ nữ trong xã theo học các lớp đào tạo nghề may, chổi chít và được thu hút vào làm việc tại các công ty may mặc, xưởng chổi chít để có thu nhập ổn định, thường xuyên. Mức bình quân thu nhập của xã hiện dẫn đầu khối xã với 28 triệu đồng/người/năm 2013, ước năm nay đạt 32 triệu đồng/người/năm.

 

Tại huyện Lạc Thủy, theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ có 2 xã (tương đương 15% tổng số xã) về đích. Các nguồn lực của chương trình tập trung cho 3 xã lựa chọn về đích gồm Đồng Tâm, Phú Lão, Thanh Nông. Tuy nhiên, vào trước thời điểm về đích hơn 1 năm, có 2 xã không thuộc xã điểm là xã Cố Nghĩa và xã Lạc Long đã tự tin đăng ký tốp về đích sớm. Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN & PTNT huyện nhận định: ở giai đoạn khởi đầu, 2 xã Lạc Long, Cố Nghĩa cũng mới đạt vài tiêu chí như hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, ANTT giữ vững. Song, đây cũng là những tiêu chí căn bản, tiền đề được các xã chú trọng duy trì để công cuộc xây dựng NTM được thực hiện thành công. 2 xã này có điểm chung là luôn được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể, từ đó tạo khí thế xây dựng NTM. Nếu ở xã Lạc Long, động lực thúc đẩy chương trình là phong trào thi đua trong lao động, sản xuất, triển khai có hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa toàn bộ diện tích lúa, cây màu hàng hóa thì ở xã Cố Nghĩa có phong trào Toàn dân chung sức làm đường GTNT, thủy lợi nội đồng sôi nổi. Một số tiêu chí xác định là gốc rễ phát triển sản xuất như giao thông, thủy lợi được các xã tập trung ưu tiên thực hiện trước. Điển hình như ở xã Lạc Long đã vận động được người dân hiến gần 3.000 m2 đất ruộng để tạo bờ vùng, bờ thửa. Hiện tại, xã Lạc Long đạt 13 tiêu chí, xã Cố Nghĩa đạt 14 tiêu chí, ngang bằng với số tiêu chí đạt được của xã điểm của huyện là Phú Lão, Thanh Nông.

 

 

Tạo cú hích thúc đẩy phong trào xây dựng NTM 

Không trong nhóm xã được lựa chọn về đích năm 2015 cũng có nghĩa các xã này nhận được nguồn vốn không nhiều từ chương trình. Tuy nhiên, bằng việc thu hút các nguồn vốn chương trình, dự án lồng ghép đầu tư, hỗ trợ như 135, PSARD, KNKL kết hợp với vận động nhân dân tham gia góp công, góp của, diện mạo NTM các xã có những bước tiến vượt bậc, nổi bật là nhóm hạ tầng KT-XH đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, kinh tế và tổ chức sản xuất phát triển, văn hóa, xã hội khởi sắc và môi trường được cải thiện. Trên lộ trình về đích năm 2015, mỗi xã còn 4  5 tiêu chí phải thực hiện, tập trung chủ yếu các tiêu chí về cơ sở vật chất, hạ tầng KT-XH trong đó có không ít tiêu chí phụ thuộc vào nguồn vốn của Nhà nước như tiêu chí số 15 (y tế), 5 (trường học)  Đơn cử như 2 xã Cố Nghĩa, Lạc Long (Lạc Thủy) hiện còn một số tiêu chí chưa đạt gồm cơ sở vật chất văn hóa, y tế, chợ nông thôn, môi trường, thủy lợi. Trong đó, 2 tiêu chí (y tế, chợ nông thôn) đang được huyện chủ động đưa vào kế hoạch hạng mục đầu tư ưu tiên từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.  

Toàn tỉnh hiện có hàng chục xã không phải xã đăng ký và được lựa chọn về đích năm 2015 nhưng vẫn thực hiện tốt Chương trình như xã Tu Lý (Đà Bắc), Khoan Dụ, Cố Nghĩa, Lạc Long (Lạc Thủy), Phú Lai (Yên Thủy), Nam Phong (Cao Phong) và Vĩnh Đồng (Kim Bôi)…Trong đó có 3 xã vừa đăng ký bổ sung về đích gồm Phú Lai (Yên Thủy), Nam Phong (Cao Phong) và Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình). Qua trao đổi với đồng chí Lê Văn Thạch, Chi cục phó  Chi cục PTNT, Phó Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh, xét về mặt chủ trương, tỉnh đồng tình và ủng hộ quyết tâm của các địa phương đăng ký bổ sung về đích, giao ngành NN & PTNT căn cứ vào đề xuất bổ sung của các huyện sớm thẩm định xem xét, đối chiếu, làm việc với các xã đăng ký ở các nội dung cụ thể trước khi đề xuất được tỉnh chấp thuận. Nếu nằm trong danh sách bổ sung về đích năm 2015, các xã sẽ được phân bổ mức vốn hỗ trợ cao hơn từ chương trình giúp thúc đẩy việc hoàn thành các tiêu chí còn lại. Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý, nguồn lực chính để xây dựng NTM thành công phải là quyết tâm và nguồn lực huy động của huyện, thành phố và xã đăng ký bổ sung về đích.  

Theo lộ trình đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 29 xã về đích, tương đương 15% tổng số xã. Có một thực tế là trong 29 xã đăng ký lựa chọn có xã Hiền Lương (Đà Bắc), Thanh Nông (Lạc Thủy) rất khó có thể đạt được tiêu chí số 10 (thu nhập) và 11 (hộ nghèo). Với quyết tâm của các xã đăng ký bổ sung tiên phong về đích sẽ tạo cú hích khích lệ phong trào chung sức xây dựng NTM của địa phương.

 

                                                                           Bùi Minh 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục