Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2014. Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình góp ý vào các nội dung cụ thể, đó là:

 

Căn cứ số liệu trong Báo cáo của Chính phủ, chúng ta đều thấy ước thu ngân sách năm 2014 tăng 10,6% so với dự toán tương ứng là tăng thêm 63.700 tỷ đồng. Có thể nói số thu ngân sách hàng năm phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

Thứ nhất, phụ thuộc vào nền kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai, phụ thuộc vào tài sản của Nhà nước như đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Thứ ba, phụ thuộc vào các chính sách thu thuế, phí và lệ phí, mức thuế, phí và lệ phí.

Thứ tư, phụ thuộc vào tổ chức bộ máy thu ngân sách Nhà nước và năng lực thực hiện của bộ máy thu này.

 

Vì vậy, nếu nhìn vào con số tăng thu sẽ cho thấy ngay là nền kinh tế của ta đã có sự tăng trưởng và các chính sách nuôi dưỡng nguồn thu thuế, phí và lệ phí là có tác dụng tích cực và đây là một điều, một tín hiệu đáng mừng đã có nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi phân tích về con số này. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu một số số liệu về số thu ngân sách trong khoảng thời gian từ 2004 đến năm 2011, tôi nhận thấy tăng thu ngân sách năm 2014 không phải hiện tượng đặc biệt mà nó mang tính tương đối thường niên. Vì vậy, tôi xin phép Quốc hội được phân tích con số tăng thu ngân sách dưới một góc độ khác. Cụ thể như sau:

 

Nếu xem xét so sánh số liệu về dự toán thu ngân sách ước thực hiện quyết toán ngân sách Nhà nước từ năm 2004 đến năm 2011 cho thấy số thu ngân sách Nhà nước hàng năm như tôi đã phân tích ở trên chắc chắn sẽ phụ thuộc phần lớn vào tăng trưởng GDP. Thế nhưng trong khi tỷ lệ giữa GDP thực hiện theo giá thực tế từ năm 2004 đến năm 2011 so với kế hoạch chỉ dao động tăng thêm từ 7,4% đến 10,8% thì số thu ngân sách theo quyết toán so với dự toán dao động tăng thêm từ 12,1% đến 67,8% và so với số ước thực hiện dao động từ 8% đến 60,6%, thậm chí năm 2009 GDP theo giá thực tế giảm 7,4% thì số thu ngân sách vẫn vượt 61,3% so với số dự toán. Rõ ràng ta thấy việc lập dự toán thu thấp hơn thu thực tế đã diễn ra từ nhiều năm, từ việc lập dự toán thu thấp, xa rời thực tế sẽ dẫn tới tỷ lệ trích thưởng do tăng thu ngân sách theo Khoản 5, Điều 59 Luật ngân sách Nhà nước hiện hành và đặc biệt sẽ có khả năng tạo thêm nguồn thu cho phần tự quyết định chi đối với ngân sách địa phương. Ở đây trong báo cáo phân tích về tăng thu ngân sách Nhà nước tôi không thấy nêu vấn đề này, mặc dù nó đã diễn ra và mang tính chất thường niên như vậy. Từ việc nêu ra thế này, đề nghị cần đưa ra và nêu ra biện pháp khắc phục trong công tác quản lý, kiểm soát việc lập dự toán, xem xét thông qua kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm đảm bảo các cơ sở thực tiễn chặt chẽ và khoa học.

 

Thứ hai, căn cứ vào số liệu của năm 2004 đến năm 2011, tôi nhận thấy tỷ lệ huy động cho ngân sách Nhà nước giữa dự toán thu với GDP kế hoạch và giữa quyết toán thu với GDP thực hiện có khoảng cách rất lớn. Tỷ lệ giữa dự toán thu ngân sách Nhà nước với GDP kế hoạch dao động từ 21% đến 26,3%. Thực tế thực hiện giữa quyết toán thu ngân sách với GDP thực hiện dao động trong khoảng từ 26,7% đến 39,2%. Tỷ lệ huy động GDP cho ngân sách nhà nước cao như vậy là chưa thực sự đúng với các nghị quyết của Đảng. Cũng có thể tỷ lệ cao đó nguyên nhân là do chính sách thu thuế, phí, lệ phí chưa hợp lý hoặc nền kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác, bán tài nguyên, khoáng sản hoặc tăng thu xuất, nhập khẩu.

 

Tôi nêu ra một số liệu của năm 2014 trong tài liệu chúng tôi được phát là ước thu từ thuế, phí trên GDP của năm 2014 là 19,7% và dự toán cho năm 2015 là tỷ lệ giữa thu từ thuế, phí trên GDP lại có xu hướng giảm chỉ còn 18,9%. Vì vậy tôi thấy cơ cấu thu của chúng ta chưa hợp lý. Cần phải phân tích rõ tại sao ta lại lập tỷ lệ giữa thuế, phí trên GDP cho năm 2015 lại có xu hướng giảm như vậy và các biện pháp khắc phục.

 

 

 

                                                 Bích Ngọc

            Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh(Tổng hợp)

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục