Bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư hạ tầng đồng bộ, ổn định cuộc sống cho hơn 40 hộ dân tộc Mông.

Bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư hạ tầng đồng bộ, ổn định cuộc sống cho hơn 40 hộ dân tộc Mông.

(HBĐT) - Qua kiểm tra, khảo sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội, tỉnh ta được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về triển khai đồng bộ và hiệu quả chính sách di dân, tái định cư.

 

Bây giờ cuộc sống người dân bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu) đã ổn định và có nhiều cơ hội phát triển. Dự án điểm định canh - định cư (ĐC-ĐC) bản Cang là một điểm sáng về hiệu quả đầu tư thực hiện chính sách ĐC -ĐC của Nhà nước. Dự án được khởi động khảo sát từ năm 2007, chính thức triển khai vào năm 2009 và hoàn thành sau 3 năm đã giải quyết những khó khăn, vất vả cho người dân.

 

Về hiệu quả đầu tư thực hiện chính sách ĐC -ĐC của Nhà nước. Dự án được khởi động khảo sát từ năm 2007, chính thức triển khai vào năm 2009 và hoàn thành sau 3 năm đã giải quyết những khó khăn, vất vả cho người dân. Dự án ĐC -ĐC bản Cang đầu tư xây dựng khá đồng bộ với 8 công trình hạ tầng, bao gồm đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, san tạo mặt bằng trường mầm non, trường tiểu học và nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ 3 mô hình phát triển sản xuất, 2 cán bộ KN -KL và cán bộ y tế, thu hồi quỹ đất sản xuất cho các hộ du canh, du cư chuyển về với diện tích 7, 2 ha. Ông Sùng A Giứ, ở bản Cang tâm sự: Có cuộc sống ổn định như bây giờ, người dân biết ơn Nhà nước. Bản Cang cách trung tâm xã khoảng 6 km, trước đây không có đường giao thông, các hộ ở rải rác trên lưng chừng các chòm núi đá, nhà dựng tạm, cuộc sống tạm bợ, nhiều trẻ em phải bỏ học vì đi lại quá khó khăn. Đến nay, bản Cang thực sự thành xóm có hơn 40 hộ dân quần tụ sinh sống. Người dân có nhà, có đất sản xuất, điện thắp sáng, được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sinh hoạt cộng đồng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, trẻ em không phải bỏ học...

 

Đồng chí Triệu Kim Khánh, Phó phòng Tuyên truyền và ĐC -ĐC (Ban Dân tộc tỉnh) cho biết: Chính sách di dân thực hiện ĐC -ĐC theo Quyết định số 33, ngày 5/3/2007 và Quyết định số 1342, ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai đồng bộ tại tỉnh đang từng bước giải quyết căn bản những vấn đề du canh du cư, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện chính sách ĐCĐC, Ban Dân tộc đã phối hợp với các sở, ngành chức năng và địa phương tổ chức điều tra, rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức triển khai các dự án ĐCĐC đạt hiệu quả. Trong giai đoạn 2009-2014, tỉnh ta được đầu tư 56.938 triệu đồng để thực hiện 3 dự án ĐC -ĐC tập trung là: bản Cang, xã Pà Cò, huyện Mai Châu; khu vực Suối Kẻ (Sâu), xóm Mít, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc và Bãi Nghia, xóm Mừng, xã Xuân Phong, huyện Cao Phong. Đồng thời thực hiện ĐC -ĐC xen ghép cho các hộ thuộc diện chính sách di dân trên địa bàn các huyện. Đến nay đã cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu của 3 điểm ĐC -ĐC tập trung và đón các hộ dân về sinh sống. Đối với vốn sự nghiệp sắp xếp ổn định tại chỗ cho 94 hộ, hoàn thành thủ tục cấp đất ở và đất sản xuất; hỗ trợ tiền di chuyển, tiền làm nhà, hỗ trợ lương thực 6 tháng đầu, hỗ trợ lắp đặt điện sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất, các hộ đã yên tâm, ổn định cuộc sống.

 

Chính sách di dân thực hiện ĐC -ĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhu cầu thực tế của đồng bào sống du canh, du cư, cuộc sống khó khăn về đất ở, đất sản xuất, không được hưởng các công trình phúc lợi của Nhà nước, giúp đồng bào chuyển về các điểm ĐCĐC ổn định cuộc sống, kinh tế dần phát triển, học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường, các hộ được hưởng các dịch vụ công, các công trình phúc lợi... được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng, tạo niền tin trong nhân dân. Qua khảo sát, kiểm tra của các Hội đồng Dân tộc của QH, ủy ban Dân tộc, tỉnh ta được đánh giá là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả chính di dân thực hiện ĐC -ĐC. Ban Dân tộc đang kiến nghị với T.Ư và tỉnh huy động và hỗ trợ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hoàn thành dứt điểm các dự án được duyệt, hỗ trợ phát triển sản xuất bảo đảm giải quyết cơ bản, ổn định cuộc sống lâu dài và bền vững cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn.

 

 

 

                                                                      Lê Chung

 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục