Cam Canh (Vân Canh) được người tiêu dùng ưa chuộng, đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở thị trấn Cao Phong.

Cam Canh (Vân Canh) được người tiêu dùng ưa chuộng, đang là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Cao Phong là huyện được tách từ huyện Kỳ Sơn cũ theo Nghị định số 95, ngày 12/12/2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/ 2002. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên 25.437 ha, diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên 5.000 ha, độ cao so với mực nước biển trên 250 m, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như mía và cam, quýt.

 

Là huyện mới tách nên cơ sở vật chất còn thiếu, không có lợi thế về phát triển CN -TTCN và du lịch, dịch vụ. Vì vậy, huyện tập trung phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, đặc biệt, phát triển các cây, con lợi thế của huyện. Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế, ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong đã ban hành 2 nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 03 về phát triển chăn nuôi và Nghị quyết số 04 về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015-2020. Về chăn nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng thịt; về trồng trọt, tập trung phát triển 2 cây trồng chính là cây mía tím và một số loại cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh).

 

Trên cơ sở 2 nghị quyết trên, UBND huyện đã phê duyệt 2 dự án về phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời, thành lập BCĐ do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Thường trực BCĐ là phòng NN &PTNT.

 

Trải qua 8 năm triển khai, thực hiện dự án, tuy một số chỉ tiêu còn chưa đạt so với kế hoạch nhưng khẳng định nghị quyết đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Huyện đã xác định được một số loại cây trồng chủ lực, cây sản xuất hàng hoá như: cây mía tím, cây cam, quýt. Diện tích tăng nhanh qua các năm, giá trị năm sau tăng cao so với năm trước.

 

Đối với cây mía tím: Năm 2006, có 1.614 ha, đến năm 2011, tăng lên 2.662 ha, duy trì ổn định diện tích này cho các năm tiếp theo. Tổng giá trị thu được đạt 160-180 triệu đồng /ha với lãi ròng 50%.

 

Đối với cây cam, quýt: Năm 2006, có 270 ha, sản lượng  2.000 tấn. Đến năm 2014 là 1.200 ha, trong đó có gần 600 ha kinh doanh (riêng năm nay trồng mới gần 200 ha) sản lượng ước đạt 16.500 tấn. Tăng 14.500 tấn so với năm 2006, giá trị thu nhập /ha cam đạt 600 triệu đồng, lãi ròng chiếm 2/3.

 

Hai cây trồng chính góp phần tích cực trong XĐ -GN, tăng thu nhập và làm giàu cho nhiều hộ nông dân huyện Cao Phong, nâng thu nhập bình quân của huyện lên 23 triệu đồng /người/năm vào năm nay, tăng so với năm 2006 là 18 triệu đồng.

 

Về định hướng phát triển kinh tế của huyện trong những năm tiếp theo, cơ bản vẫn là phát triển nông - lâm-ngư nghiệp nhưng nông nghiệp hàng hóa thâm canh cao. Dự kiến đến năm 2020, giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện chiếm 40% trong cơ cấu kinh tế. Tập trung phát triển 2 cây trồng chủ lực là: Cây mía duy trì ổn định hàng năm với diện tích 2.500 ha, trong đó có trên 2.000 ha mía tím. Cây cam, quýt đến năm 2017, duy trì ổn định diện tích 1.500 ha với sản lượng trên 22.000 tấn /năm. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện có các giải pháp sau:

 

- Tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất đối với cây cam, quy hoạch cơ cấu giống hợp lý: chín sớm, chín chính vụ và chín muộn, tạo điều kiện rải vụ thu hoạch cam đảm bảo từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau vẫn có sản phẩm tươi, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

- Tiếp tục ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH -KT để hạ giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của huyện.

 

- Tiếp tục xây dựng thương hiệu mía tím Hòa Bình và cam Cao Phong. Đặc biệt là cam Cao Phong được cả nước biết đến là sản phẩm có chất lượng tốt, vị đặc trưng, sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Trong lộ trình xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm trên, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt, Sở KH &CN, Sở NN &PTNT - nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, trong đó mía Cao Phong chiếm trên 50% diện tích đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đầu năm 2013 và một vinh dự lớn với huyện Cao Phong là chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và sẽ được UBND tỉnh tổ chức công bố vào ngày 16/11/2014 tại huyện Cao Phong.

 

Sự kiện trên là dịp để khẳng định chất lượng, uy tín cam Cao Phong, đồng thời là dịp quảng bá cho cả nước biết về cam Cao Phong, là cơ hội tiêu thụ tốt sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế của cây cam.

 

Xây dựng được thương hiệu đã khó, bảo vệ thương hiệu còn khó khăn hơn. Trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền huyện còn nhiều việc phải làm để duy trì, bảo vệ thương hiệu như: áp dụng quy trình sản xuất rau quả an toàn cho toàn bộ diện tích cam, tổ chức hiệp hội quản lý chất lượng... để cam, mía mãi là sản phẩm có địa chỉ đỏ được trong và ngoài nước biết đến. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết ĐHĐB huyện lần thứ 26 (nhiệm kỳ 2010 - 2015) phát triển nông nghiệp huyện Cao Phong theo hướng hàng hoá thâm canh cao, phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của huyện để phấn đấu xây dựng huyện Cao Phong theo hướng NTM.

 

 

 

                                                      Vũ Đình Việt 

                                 (Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong)

 

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục