Ông Đinh Văn Lành, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Ông Đinh Văn Lành, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

(HBĐT) - Trong chuyến công tác tại huyện Đà Bắc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Đinh Văn Lành ở xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa. Ông Lành được nhiều người biết đến không chỉ là CCB, đảng viên năng động, nhiệt tình trong công việc mà còn là người tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, XĐ-GN, được nhân dân trong xóm yêu mến, kính trọng.

 

Qua câu chuyện, ông vui vẻ cho biết: Hiện nay, mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình có trên 10 ha rừng trồng keo làm nguyên liệu, gần 300 con ba ba thịt, hơn 10 con bò sinh sản và hàng trăm con gia cầm các loại. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình cũng thu nhập trên 100 triệu đồng. Để có được kết quả đó, gia đình ông đã trải qua không ít những khó khăn trong phát triển đàn gia súc, gia cầm sinh sản, làm các nghề phụ để phục vụ chăn nuôi, từng bước mở rộng diện tích trồng keo làm nguyên liệu... Đặc biệt, tháng 11/2010, sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu, thăm quan học tập một số nơi trong và ngoài tỉnh, ông và gia đình đã đào ao, đắp bờ để nuôi ba ba. Nhờ nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi cộng với sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền và các cấp Hội CCB, đến nay, gia đình ông luôn duy trì thường xuyên gần 300 con ba ba thịt. Từ phát triển sản xuất và chăn nuôi, hàng năm, sau khi trừ chi phí đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ông Lành chia sẻ: Những ngày mới bắt tay vào làm kinh tế theo mô hình chăn nuôi, trồng trọt cũng là những ngày đầy gian khổ bởi lúc đó các con tôi còn nhỏ. Kinh tế gia đình khó khăn, thiếu vốn, chưa hiểu biết về KHKT. Ngoài tham gia công tác 2 vợ chồng phải đảm nhiệm hầu  hết các công việc, từ việc  học hỏi quy trình kỹ thuật trồng cây đến chăm sóc cây, hì hục tự đào ao, đắp bờ thả cá, nuôi vịt… Có nhiều lúc tưởng như thất bại muốn bỏ cuộc nhưng tôi đã quyết tâm thực hiện bằng được với suy nghĩ “Mình là người lính đã từng xông pha nơi chiến trường, chẳng lẽ lại cam chịu đói nghèo mãi nên tôi quyết tâm phải vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, khẳng định ý chí, bản lĩnh của “Bộ đội cụ Hồ” trên “mặt trận” mới. Để phát triển kinh tế bền vững cần phải đi từng bước, dựa vào điều kiện sẵn có, phát huy những lợi thế của gia đình, rồi xây dựng mô hình làm ăn cho phù hợp”.

 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Lành còn tích cực tham gia các phong trào ở xã, xóm, nhất là giúp đỡ về vốn, giống, phân bón, kỹ thuật... cho các hộ gia đình trong xóm còn gặp khó khăn để giúp họ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, ông Lành cũng luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như: ủng hộ quỹ khuyến học, ủng hộ người nghèo, nạn nhân  chất độc da cam...

 

Mặc dù sau 7 năm tham gia trong quân ngũ (từ 1971 – 1977), do ảnh hưởng của chiến tranh, sức khoẻ bị giảm sút và nhiễm chất độc da cam nhưng những năm qua, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần gương mẫu của đảng viên, ông Lành luôn năng động, sáng tạo trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đã có nhiều năm tham gia công tác tại xã. Năm 1980, ông được tín nhiệm giao làm Thường trực Đảng ủy xã; năm 1986 làm Phó Chủ tịch UBND kiêm trưởng Công an xã, năm 1989 làm Chủ tịch UBND xã và từ năm 1991 - 2010 làm Bí thư Đảng ủy xã. Năm 2010, ông nghỉ hưu và hiện nay, ông làm ủy viên BCH Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Đà Bắc. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, ông Lành cũng luôn tận tâm, tận lực và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

 

 

                                                                     Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục