Huyện Yên Thủy vừa triển khai chiến dịch vệ sinh tiêu độc khử trùng trên toàn địa bàn (ảnh chụp tại xóm Hổ, xã Ngọc Lương).

Huyện Yên Thủy vừa triển khai chiến dịch vệ sinh tiêu độc khử trùng trên toàn địa bàn (ảnh chụp tại xóm Hổ, xã Ngọc Lương).

(HBĐT) - Năm 2014, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Yên Thủy tương đối ổn định, tuy nhiên, một số xã xuất hiện các bệnh LMLM ở trâu, bò, tụ huyết trùng, niucaxton ở gia cầm. Các điểm dịch lẻ tẻ cơ bản được khống chế, kịp thời ngăn chặn, không để lây lan ra diện rộng.

 

Bước sang năm 2015, qua theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm đang phát sinh và lây lan tại một số địa phương trong nước, huyện đã chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, đặc biệt là chỉ đạo quyết liệt việc tiêm phòng, vệ sinh khử trùng, tiêu độc nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.  

Tính đến thời điểm này, tổng đàn gia súc, gia cầm của cả huyện có trên 9.900 con trâu, gần 6.100 con bò, gần 5.000 con dê, 46.000 con lợn và gần 500.000 con gia cầm. Thực hiện tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, trạm thú y đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức tiêm phòng các loại bệnh LMLM, THT theo đúng lịch đề ra, đạt tỷ lệ cao. Cụ thể đã tiêm phòng LMLM cho trên 13.200 con trâu, bò, đạt 100% so với kế hoạch được giao, 82,7% so với tổng đàn; tiêm THT cho 9.651 con trâu, bò, đạt 107% kế hoạch được giao, 60,5% so với tổng đàn. Đồng thời, cung cấp 300 lít thuốc khử trùng tiêu độc cho các xã, thị trấn và cử cán bộ giám sát, hướng dẫn kỹ thuật đến từng thôn, xóm, khu phố thực hiện tổng vệ sinh phun khử trùng tiêu độc. Chốt kiểm dịch động vật tạm thời duy trì, đảm bảo chế độ trực 24/24h, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn. Đến hết năm 2014, chốt đã kiểm dịch được trên 20.000 lợn giống, trên 17.000 lợn thịt, gần 100.000 gia cầm và 1,5 triệu quả trứng, kiểm soát giết mổ trên 200 con trâu, bò, 20.000 con lợn và trên 15.000 gia cầm.  

Đồng chí Bùi Huyên, Trưởng phòng NN & PTNT huyện cho biết: Bên cạnh việc kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tổ chức triển khai, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nhiều văn bản đã được triển khai như Công văn số 288 của UBND huyện về việc tăng cường chỉ đạo tiêm phòng cho đàn vật nuôi, Công văn số 349/UBND   NN & PTNT về việc triển khai Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng, chống dịch bệnh động vật. Việc chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng đi đôi với đẩy mạnh kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng trên phạm vi rộng khắp. Một nội dung khác cũng được huyện đôn đốc, tăng cường thực hiện là phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm. Qua rà soát hầu hết các chuồng trại chăn nuôi gia súc đã được xây kiên cố và bán kiên cố, chuồng tạm giảm còn 158/7.459 chuồng. Bằng tuyên truyền, vận động tích cực, các hộ chăn nuôi đã dự trữ gần 7.100 cây rơm, ngoài ra còn trồng 46,3 ha cỏ, 15 ha ngô gieo dầy làm thức ăn dự trữ cho gia súc. Các biện pháp chủ động về nguồn thức ăn cũng được bà con tận dụng với trên 1.500 ha mía, gần 2.500 ngô, 1.300 ha sắn có thể cung cấp một phần làm nguyên liệu chế biến thức ăn tinh, tận dụng thân, lá làm thức ăn thô cho gia súc.  

Hiện nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tiếp tục duy trì ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn, không có trường hợp trâu, bò chết đói, chết rét gây tổn hại tới tổng đàn. Ngoài việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, mạng lưới thú y đang tích cực bám sát cơ sở nắm bắt, phát hiện dịch bệnh, tập trung đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền tới hộ dân áp dụng và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm.          

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục