Mô hình trồng bí đỏ lấy hạt của gia đình HVND Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình trồng bí đỏ lấy hạt của gia đình HVND Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Xác định hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh (SX-KD) vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Những năm qua, với sự nỗ lực, trách nhiệm cao, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện tốt việc ủy thác, qua đó tạo điều kiện cho nhiều gia đình HVND có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

Đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Lâm, xóm Nội, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) hộ SX -KD khá trong xã, ông cho biết: “Từ năm 2006, gia đình tôi trồng bí đỏ lấy hạt theo hợp đồng với Công ty Nhiệt đới. Công ty đầu tư giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Với diện tích 1, 2 ha cho thu 4 tạ hạt/năm, giá 460.000 đồng /kg cho thu nhập 180 triệu đồng /năm. Ngoài ra, gia đình còn mở rộng trồng bí xanh thương phẩm, mướp đắng và dưa chuột. Tổng thu nhập từ các loại cây trồng của gia đình đạt trên 300 triệu đồng /năm, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng”. Năm 2011, qua kênh Hội Nông dân, gia đình ông được vay 30 triệu đồng từ chương trình tín dụng SX -KD đầu tư trồng 1 ha chanh đào. Ngoài ra, gia đình còn có 5 ha rừng keo năm thứ 2. Từ hiệu quả kinh tế của gia đình ông Lâm, lãnh đạo NHCSXH huyện có thể nâng mức cho vay tối đa 100 triệu đồng để gia đình ông đầu tư phát triển sản xuất.

 

Tương tự gia đình ông Lâm, những năm qua, hàng nghìn gia đình HVND nghèo, dân tộc thiểu số, thương nhân vùng khó khăn... đã được Hội Nông dân các cấp hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, làm nhà ở, nuôi con ăn học và xây dựng công trình nước sạch vệ sinh môi trường...

 

Thông qua hoạt động ủy thác với NHCSXH, đến nay, tổng dư nợ của các chương trình tín dụng chính sách do Hội Nông dân quản lý 490.922 triệu đồng, tăng 25.728 triệu đồng so với năm 2013, trong đó, 796 tổ được uỷ nhiệm thu lãi với 28.351 hộ vay vốn, nợ quá hạn chiếm 0,33%/tổng dư nợ; số dư tiền gửi tiết kiệm 5.299 triệu đồng với 19.231 hộ tham gia gửi tiền tiết kiệm. Để các nguồn vốn vay thực sự phát huy hiệu quả, trong quá trình cho nông dân vay vốn, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh “liên kết 4 nhà”, đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT, phương pháp hạch toán kinh tế hộ gia đình và mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho HVND.

 

Trong hoạt động ủy thác, Hội thường gắn với các phong trào thi đua “SX -KD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói - giảm nghèo và làm giàu chính đáng”, “Xây dựng NTM”... Sau 11 năm thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi, đến nay, toàn tỉnh đã có trên 7 vạn lượt hộ HVND vươn lên thoát nghèo; hàng năm thu hút 70- 80% gia đình HVND đăng ký “Hộ SX -KD giỏi”.

 

Thông qua vốn vay hỗ trợ đã xuất hiện nhiều mô hình SX -KD cho hiệu quả kinh tế cao, khẳng định được hiệu quả bền lâu trên địa bàn tỉnh như: mô hình trồng cây có múi và trồng mía ở Cao Phong, chăn nuôi ở Lương Sơn, Lạc Thuỷ...

 

Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi tới hội viên, nông dân; chỉ đạo các cấp Hội nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng ủy thác với NHCSXH; củng cố, kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn; hỗ trợ nông dân kiến thức kỹ thuật, công nghệ, vốn, vật tư, công cụ sản xuất; tổ chức tập huấn và phối hợp tập huấn KH -KT cho trên 20.000 lượt nông dân tham gia; đẩy mạnh công tác KN -KL; tích cực tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho hội viên và con em nông dân; phấn đấu mỗi năm tổ chức và phối hợp dạy nghề cho 2.900 nông dân trở lên, trong đó, 80% người được đào tạo có việc làm.

 

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục