Cán bộ và nhân dân xóm Máy, xã Hòa Bình (TPHB) huy động nhân lực, vật lực thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

Cán bộ và nhân dân xóm Máy, xã Hòa Bình (TPHB) huy động nhân lực, vật lực thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.

(HBĐT) - Đời sống của nhân dân các dân tộc xã đặc biệt khó khăn Xuân Phong (Cao Phong) có sự thay đổi rõ rệt kể từ khi hạ tầng giao thông nông thôn liên xóm, xã được mở mới, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH ở địa bàn.

 

Đồng chí Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong số các danh mục công trình hạ tầng cơ sở, giao thông luôn được lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, tuyến đường từ trung tâm xã đi các xóm đã cơ bản có kết cấu rải nhựa hoặc đổ bê tông, tỷ lệ cứng hoá giao thông nông thôn đạt 35%. Từ nay đến năm 2015, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hoá còn tiếp tục được nối dài với triển khai thi công tuyến đường từ trung tâm xã đến xóm Mừng với chiều dài 6 km, tổng kinh phí 15 tỷ đồng từ nguồn vốn định canh - định cư; tuyến từ trung tâm xã đi các xóm Rú 1, Nhõi 1, Nhõi 2, Nhõi 3 với chiều dài 2,4 km, tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng.

 

Với huyện vùng cao Mai Châu, hạ tầng giao thông được chọn làm khâu đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển KT -XH. Theo đồng chí Hà Hiển Nhiên, Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng, huyện đã tập trung khai thác quản lý, tiết kiệm nguồn lực T.Ư và địa phương phục vụ hiệu quả chủ trương phát triển giao thông nông thôn, khắc phục tình trạng giao thông chắp vá, mạnh ai nấy làm. Với  sử dụng lồng ghép các nguồn vốn cùng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã huy động tối đa các nguồn lực trong cộng đồng làm đường, xây cống, thay đổi diện mạo đường nội xóm, liên xã. Người người, nhà nhà thi đua hiến đất  làm đường, góp công, góp sức để đường nối đường, xóm làng thêm khang trang. Mỗi năm, nhân dân toàn huyện đã đóng góp hàng trăm nghìn ngày công xây dựng, phát triển giao thông nông thôn. Ngoài các tuyến quốc lộ thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, 59 km đường tỉnh lộ đã được hoàn thiện, nâng cấp, 91 km đường huyện lộ có điều kiện kéo dài với kết cấu nhựa hoá, bê tông. Đặc biệt, trên 20 km đường liên xã, khoảng 400 km đường liên xóm liên tục được kéo dài, nới rộng. Liên tục nhiều năm, huyện là địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phong trào phát triển giao thông nông thôn. Cùng với con đường, khách trong nước, nước ngoài biết đến du lịch Mai Châu nhiều hơn. Ông Hà Văn Tiểng, hộ làm du lịch ở bản Bước, xã Xăm Khoè chia sẻ khoe: Từ ngày đường bê tông trải về tận bản, khách ghé thăm, lưu lại bản tăng gấp đôi, gấp ba lần so với những năm trước đường về heo hút, doanh thu của hộ làm du lịch trong bản, nhờ vậy cũng tăng theo. Bà con thêm sáng rõ muốn phát triển kinh tế, giao thông phải đi trước một bước.

 

Từ phong trào phát triển giao thông nông thôn điển hình ở huyện Mai Châu đã lan rộng trên quy mô toàn tỉnh, sôi nổi nhất tại các địa bàn vùng khó khăn của huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn Hầu hết các huyện đã sử dụng lồng ghép, các nguồn vốn trong các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia như vốn xây dựng cơ bản, vốn 135, dự án giảm nghèo, cứng hoá GTNT, phòng - chống lụt bão, trái phiếu Chính phủ Đường sá êm thuận, nối dài, mở rộng, cứng hoá đến đâu, quán xá, cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở sản xuất, phố chợ ở các vùng khó khăn trong tỉnh mọc lên đến đó. Dịch vụ thương mại được mở mang, sản xuất hàng hoá trên địa bàn được đẩy lên bước mới. Người dân phấn khởi, đồng thuận bởi cũng từ đây, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao, sản phẩm nông nghiệp làm ra có cơ hội tiêu thụ dễ dàng hơn, đẩy lùi tình trạng tự cấp, tự túc.

 

Theo thống kê của Sở GT -VT, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 472 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông nông thôn. Tiếp tục thực hiện đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn đến năm 2015, tỉnh đã phân cấp quản lý bảo dưỡng đường huyện, dành nguồn vốn thỏa đáng cho bảo dưỡng và chỉ đạo các địa phương tham gia duy tu, bảo dưỡng đường. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã mở mới và nâng cấp trên 1.800 km đường với tổng kinh phí khoảng 2.700 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay, mạng lưới giao thông nông thôn của tỉnh đã kết nối với nhau tương đối hoàn chỉnh, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã. Còn theo kết quả ra soát của Ban chỉ đạo 800 tỉnh, riêng năm 2014, toàn tỉnh đã mở mới, nâng cấp 68 km đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với tổng kinh phí 48 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều nguồn lực lồng ghép đã được huy động, sửa chữa, nâng cấp 346 km đường trục xã, liên xã, trục thôn xóm và đường nội đồng. Với kết quả này, toàn tỉnh đã có 50 xã đạt tiêu chí số 8 về giao thông.

 

                                                                   

                                                                   

                                                                         Bùi Minh 

 

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục