Năm 2014, giống bưởi đỏ đã mang lại thu nhập cho ông Dương Tất Tính, 

xóm Tân Hương, xã Thanh Hối khoảng 600 triệu đồng.

Năm 2014, giống bưởi đỏ đã mang lại thu nhập cho ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối khoảng 600 triệu đồng.

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại Tân Lạc trong thời tiết se lạnh đầu xuân khi bưởi đơm hoa, kết trái, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ trải dài dọc các xã Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Đông Lai, Ngọc Mỹ trên QL 12B. Dư âm hạnh phúc thắng vụ bưởi năm trước với nguồn thu hàng chục tỷ đồng, được nghe người trồng bưởi kể cho nhau nghe xung quanh câu chuyện về cây bưởi tổ đang phát triển mạnh mẽ và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Đông Lai là vùng đất của cây bưởi tổ. Bưởi tổ giờ đã không còn nhưng nguồn gen của nó đang được lưu giữ và phát triển mạnh.

 

Cây bưởi đỏ Tân Lạc được ông Năm Hơn mang về trồng ở thôn Đồng Tiến, Đông Lai từ những năm 1960. Chẳng chăm sóc nhiều, có lẽ do chất đất, khí hậu mà bưởi lớn nhanh, lá xanh óng, quả to, cùi mỏng, tép tươi mọng nước, ngọt dịu. Hồi ấy, hoa trái đầy vườn, bưởi dùng để cho bà con chòm xóm, trẻ trâu ăn đỡ khát. Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai Lương Bá Phí kể lại: Thời gian đó, thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp do bưởi trồng dưới ruộng phải chặt bỏ, người con rể ông Năm Hơn là ông Nguyễn Hữu Út, giờ đã 85 tuổi, tiếc của chiết vài cành mang lên khu đồi cao trồng thử tới nay đã được 3 đời cây, cỡ gần 40 năm. Gốc bưởi tổ đã cằn và chết nhưng giống bưởi này được người dân chiết cành trồng và lan ra cả vùng Tân Lạc. Hai người con gái của ông Út là Nguyễn Thị Nụ và Nguyễn Thị Khánh giờ đã lên chức bà, mỗi gia đình sở hữu cả ha bưởi đỏ, trên dưới 300 cây, mấy năm nay đều đặn thu hàng trăm triệu đồng. Giống bưởi đỏ được nhân rộng tăng nhanh, từ chỗ chỉ có trên 10 ha đã lên tới hàng trăm ha. Riêng xã Đông Lai đã có 90 ha, trong đó 1/3 đang thu hoạch. Năm 2014, dân trồng bưởi Tân Lạc thắng lớn, giá đầu vụ tại vườn 20.000 đồng, rồi tăng lên 25 - 27.000 đồng /quả, giáp Tết tới 40.000 - 50.000 đồng /quả, vẫn cháy hàng. Bưởi tính ra thu nhập theo gốc, trung bình mỗi gốc 150-200 quả, tính giá 4-5 triệu đồng /cây.

 

Ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương cho biết: Giống cây bưởi đỏ nhà Năm Hơn ở Đông Lai giờ đã phát triển nhanh ra toàn xã và cả vùng dọc QL 12B bước đầu trở thành thương hiệu bưởi Tân Lạc. Năm 2014, người trồng bưởi ai cũng phấn chấn. Gia đình ông Tính có 3000 m2, trồng trên 100 cây (năm thứ 6), đầu tư 400.000 đồng /cây/năm, tính ra, thu nhập 6 triệu đồng /cây, thu tới 600 triệu đồng, chưa tính bán giống. Năm nay, gia đình ông liên kết mở rộng trồng 4 ha bưởi, trong đó đã trồng làm hạ tầng và trồng xong 2 ha. Ông quyết định đầu tư thâm canh 500.000 đồng /cây. Xuân này, bưởi khỏe, hoa đã nở xong và kết trái nhiều, chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn nhiều.

 

Xóm Tân Hương có 95 hộ dân, nhà nào cũng trồng bưởi, nhà ít mươi cây, nhà nhiều hàng trăm cây. Năm 2013 mới có 10 ha, năm 2014 có 20 ha, năm 2015 có 22 ha. Cả xã Thanh Hối có 20/70 ha bưởi cho thu hoạch. Giống cây bưởi tổ Tân Lạc hơn nửa thế kỷ trước đang được nuôi dưỡng và phát triển bằng sự chuyên cần và những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng được xem là lợi thế cạnh tranh của địa phương này mang lại cơ hội đổi đời cho nhiều hộ nông dân. Hiện chính quyền huyện Tân Lạc đang hỗ trợ, định hướng cho người dân đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất bưởi sạch, nâng cao chất lượng giống bưởi đỏ có giá trị cao về kinh tế, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân.

 

                                                                                     

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục