Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) mở rộng diện tích ngô vụ đông trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) mở rộng diện tích ngô vụ đông trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

(HBĐT) - Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có trên 3.072 ha diện tích tích đất tự nhiên, trong đó, 418,5 ha là đất nông nghiệp. Tuy tiềm năng đất dồi dào nhưng trước đây, bà con mới chỉ biết trồng lúa, sắn, ngô hiệu quả kinh tế chưa cao, không tạo giá trị hàng hóa lớn. KT -XH của xã, kinh tế hộ bắt đầu khởi sắc kể từ năm 2012 khi Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Cùng thời điểm này, chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai thực hiện, xã xác định chỉ có chuyển dịch cơ cấu lao động, đất đai, cây trồng, vật nuôi mới phát triển kinh tế, tăng bình quân thu nhập, là động lực và cũng là tiêu chí hàng đầu trong thực hiện chương trình nhằm tiến tới mục tiêu “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh, nông dân khá giả”.

 

Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tiễn, thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức khảo sát, xây dựng Đề án số 01, ngày 19/6/2013 về trồng cây lấy hạt chất lượng cao. Từ đó tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để bà con biết, vận động dồn điền - đổi thửa đảm bảo cho các hộ tham gia đề án có đủ diện tích thực hiện. Đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên thực hiện hiệu quả các nội dung của đề án. Cây lấy hạt được đưa vào trồng gồm bí đỏ, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu. UBND xã phối hợp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Tân Lộc Phát đảm bảo giá cả ổn định. Đồng hành với thực hiện đề án này, việc chăn nuôi của hộ dân cũng phát triển mạnh. Hiện, toàn xã có 10 mô hình đa canh hoạt động hiệu quả điển hình như mô hình của ông Bùi Thành Luân ở xóm Đa với diện tích trên 10.000 m2 đã kết hợp nuôi cá thịt, vịt đẻ trứng, làm vườn, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng /năm. Các mô hình nuôi ong mật, nuôi dê phát triển mạnh giúp nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.

 

Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, diện tích cây lấy hạt chất lượng cao mở rộng từ 12 ha (năm 2012) lên 20 ha (năm 2013), đến năm 2014 tăng lên 34, 6 ha. Giá trị thu nhập từ đây có sự cải thiện đáng kể, bình quân 290 triệu đồng / ha/năm, thu hút 45 hộ tham gia mô hình, tạo việc làm cho gần 300 lao động. Bên cạnh ứng dụng những tiến bộ KH -KT vào sản xuất, người dân đã từng bước đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất và thu hoạch, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án như NTM, PSARD... để hỗ trợ sản xuất, tu sửa hệ thống mương bai thủy lợi đem lại hiệu quả cao.

 

Triển khai những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bền vững, bình quân thu nhập đầu người của xã tiến gần hơn đến đích tiêu chí số 10 (thu nhập) trong chương trình xây dựng NTM (đạt 14, 5 triệu đồng/năm 2014). Xã đang tích cực triển khai các bước quy hoạch, đầu tư xây dựng, tiến tới thành lập hình thức tổ chức sản xuất NTM (tiêu chí số 13), tiếp tục vận động nhân dân sản xuất cây lấy hạt chất lượng cao, chú trọng đến công tác quy hoạch để có cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Mặt khác, xã chủ động liên hệ với các cơ quan, công ty cung ứng giống cây trồng, vật nuôi để cung cấp kịp thời về số lượng, đảm bảo chất lượng giống, tuyển chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhân rộng cho nhân dân thực hiện. Năm 2015, một số diện tích trồng lúa năng suất thấp tiếp tục được xã chuyển đổi trồng cây lấy hạt với dự kiến 50 ha, xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình trồng cỏ V6 để chăn nuôi trâu, bò, dê, nuôi ong mật, lợn bản địa, trồng bương, mía tím...

 

                                                                    

                                                                     Bùi Minh

    

  

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục