Đìu hiu điểm bán dưa cuối vụ ở ven đường 21 thuộc xã Đông Bắc (Kim Bôi).

Đìu hiu điểm bán dưa cuối vụ ở ven đường 21 thuộc xã Đông Bắc (Kim Bôi).

(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở của nông dân huyện Kim Bôi. Dọc tuyến đường 21 từ xã Tú Sơn, Đông Bắc đến Nam Thượng, Sào Báy vẫn rải rác khá nhiều điểm bán dưa. Giá bán của hai loại nông sản hàng hóa vào thời điểm này không làm cho người nông dân vui.

           

Giữa cái nắng hầm hập lên đến gần 400C, chị Bùi Thị Cúc, xóm Đồng Nang, xã Đông Bắc (Kim Bôi) vẫn kiên nhẫn ngồi ven quốc lộ 21 để bán dưa. Lau từng giọt mồ hôi trên trán, chị tâm sự: Năm nay, gia đình tôi trồng 3 sào dưa bở, do thời điểm thu hoạch vào giữa và cuối vụ nên giá bán thấp. Giữa vụ chỉ 2.000 đồng/kg, nay cuối vụ bán lẻ từng quả cũng chỉ được 3.000 – 4.000 đồng/kg. 6 – 7 quả dưa to mới mua được 1 bát phở, xót xa quá! Không có người đi mua buôn nữa nên đành vừa là nông dân vừa phải bán hàng. Trồng dưa không cần nhiều nước như lúa nhưng cũng phải đảm bảo nước tưới. Song mùa khô, nguồn nước trong khu vực cạn kiệt, chúng tôi phải gánh từng xô nước từ giếng của nhà ra tận cánh đồng Cáo để tưới cho dưa. Có giai đoạn, giếng cạn, nước sinh hoạt không đủ, dưa đành chịu khát, do đó, quả cũng bé hơn. Trung bình khoảng 1 kg/quả, còn lại 2 – 3 quả mới được 1 kg. Với giá bán như hiện tại, người trồng dưa không có lãi. Chưa kể, gia đình phải làm lều ra cánh đồng, hàng đêm đều có người trông coi. Hàng chục năm trồng dưa nhưng chưa lúc nào hết thấp thỏm lo, từ việc có được mùa không, đến đầu ra, giá bán bởi bao khoản chi phí từ tiền học cho con và các khoản đóng góp khác đều trông vào quả dưa! Gia đình tôi túc tắc bán được còn may chứ gia đình ông Phạm Hồng Hạnh hàng xóm năm nay quả dưa nào cũng to tròn nhưng chín nẫu ra trên ruộng, hái đem ra đường bán cũng chẳng ai mua, đành gom đầy 2 thùng xốp về cho lợn ăn. Được mùa mà đâu có vui.

           

Câu chuyện trồng dưa, bí cũng không làm người nông dân ở xã Sào Báy phấn khởi. Tất cả 8 xóm có đất canh tác đều trồng dưa, bí với diện tích dưa bở 41,8 ha, 2 ha dưa hấu, 8,4 ha bí xanh, 25,3 ha bí đỏ. Trong đó, tập trung nhiều ở các xóm Khai Đồi, Đồng Chờ, Nà Bờ, Sào Bắc… Cách đây 4 – 5 năm về trước, nông dân Sào Báy chủ yếu trồng dưa hấu nhưng loại cây này đòi hỏi chi phí đầu tư nhiều hơn, chăm sóc kỹ hơn mà giá bán cũng không cao nên mấy năm nay chuyển sang trồng dưa bở. Dưa bở dễ trồng, ít sâu bệnh, một dây có thể cho 2 - 3 quả và có thể trồng xen với loại cây khác nhưng thời gian thu hoạch ngắn, bảo quản khó. Đồng chí Bùi Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Năng suất dưa hấu, dưa bở vụ này đạt khoảng 20 – 25 tấn/ha, khoảng 18 – 20 tấn/ha bí xanh, khoảng 35 tấn/ha bí đỏ. Đầu vụ, có thời điểm dưa bở có giá cao nhất 10.000 đồng/kg, sau giảm xuống 2.000 – 3.000 đồng/kg; dưa hấu đẹp 5.000 – 6.000 đồng/kg. Bí xanh, giá hiện tại 1.500 – 2.000 đồng/kg, người nông dân bị lỗ vì ngoài các chi phí về phân còn phải làm giàn. Bí đỏ, giá cũng như bí xanh nhưng năng suất hơn mà cũng chẳng ăn thua. Hai năm nay, nói chung người trồng bí bị lỗ, trồng dưa thì lấy công làm lãi. Năm nào cũng vậy, sau bao công đầu tắt mặt tối chăm sóc mong đến kỳ thu hoạch, người nông dân lại phải đối mặt với nỗi lo đầu ra không ổn định, giá cả phập phù, phụ thuộc vào thương lái, thời tiết. Do đó, kéo theo đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chưa đạt 10 triệu đồng/năm.

           

Những năm gần đây, Kim Bôi trở thành vùng trồng dưa lớn của tỉnh với diện tích duy trì trên dưới khoảng 300 ha. Người nông dân đã nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng ruộng 1 vụ thiếu nước để trồng dưa. Theo nhận xét chung của nhiều nông dân, trồng dưa cho giá trị cao hơn lúa nhưng họ cũng gặp không ít khó khăn do đầu ra không ổn định. Cần mẫn ra đồng vun từng gốc dưa nhưng đến kỳ thu hoạch, nông dân lại lo lắng, mất ăn mất ngủ về vấn đề đầu ra, giá bán. Chưa kể, việc trồng dưa rủi ro cao, thời gian thu hoạch ngắn, trong khi đó, nhân dân thu hoạch thủ công, chưa áp dụng biện pháp bảo quản nào. Nếu không may thời kỳ thu hoạch gặp mưa to, dưa bị hỏng hoặc gặp thời tiết mát cũng khó tiêu thụ. Thực tế những năm trước đã có những bài học về việc được mùa rớt giá, dưa trở thành thức ăn cho gia súc hay gặp thiên tai, người nông dân bị lỗ. Cũng chính bởi sự bấp bênh về giá, thời tiết và sức mua của thị trường nên huyện không khuyến khích người dân mở rộng diện tích. Giá rẻ, tươi ngon, chất lượng không thua kém dưa nơi khác, vậy tại sao dưa, bí Kim Bôi vẫn chưa có đầu ra ổn định? Ngay cả thị trường ở TP Hòa Bình vẫn đầy rẫy dưa Thanh Hóa, miền Nam với giá cao hơn. Phải chăng đây là bài toán cần được các cấp ủy, chính quyền và người nông dân cùng nhìn nhận, tìm lời giải.

 

 

                                                                                   Cẩm Lệ

 

 

                                                         

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục