Ngày Hợp tác xã Quốc tế lần thứ 93 của Liên minh Hợp tác xã quốc tế và Ngày Quốc tế Hợp tác xã lần thứ 21 của Liên Hợp quốc

Thứ 7 ngày 4 tháng 7 năm 2015

                    

                  “Lựa chọn Hợp tác xã, lựa chọn sự bình đẳng” 

Bình đẳng chính là giá trị cơ bản nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người có thể được hưởng những lợi ích của phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang sinh sống trong một thế giới vẫn tồn tại đầy dẫy sự bất bình đẳng: theo số liệu gần đây cho thấy, 0,7% số dân trên thế giới chiếm 44% tổng tài sản của thế giới, trong khi 70% còn lại chỉ nắm giữ 3% tổng tài sản. Vẫn còn tình trạng con người bị phân biệt đối xử ở khắp mọi nơi liên quan đến giới tính, tuổi tác, tôn giáo hay các điều kiện kinh tế xã hội.

Ngay từ khi mới hình thành, bình đẳng đã được coi là giá trị cốt lõi của Hợp tác xã. Bằng việc thành lập Hợp tác xã, mọi người trên khắp thế giới đã lựa chọn một mô hình kinh doanh dân chủ mà nhờ đó sự bình đẳng được xây dựng và thúc đẩy.

Vào đầu năm 1846, Eliza Brierley là người phụ nữ đầu tiên tham gia vào tổ chức Rochdale Equitable Pioneers Society, tại thời điểm mà phụ nữ thường không có quyền sở hữu tài sản. Nhưng theo quy định của Rochdale Pioneers năm 1844 thì không có sự khác biệt nào giữa thành viên nam và thành viên nữ, quy định đó đã hình thành nên một tiêu chuẩn mà sau này được các Hợp tác xã trên thế giới áp dụng.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 2,4 triệu Hợp tác xã với số lượng thành viên lên tới hơn 1 tỉ thành viên, nhiều hơn gấp 3 lần so với số lượng cổ đông trực tiếp của các doanh nghiệp/công ty. Thêm vào đó, 250 triệu người hiện cũng đang làm việc cho HTX hoặc có những hoạt động thông qua Hợp tác xã. 300 Hợp tác xã lớn nhất trên thế giới có doanh thu hàng năm lên tới 2.200 tỷ USD, tương đương với GDP của một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, và phong trào Hợp tác xã cũng đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt tại các quốc gia mới nổi như Brazil, Ấn Độ hay Trung Quốc.

Trong Hợp tác xã, bình đẳng có 03 ý nghĩa sau:

1.      Thành viên mở rộng và tự nguyện - không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về xuất thân - mỗi thành viên có một phiếu bầu để đảm bảo rằng cơ cấu và điều hành của Hợp tác xã là bình đẳng. Khác với mô hình công ty, bình đẳng trong Hợp tác xã chính là lợi ích của các thành viên và sự bình đẳng đó không liên quan tới khả năng tài chính của một cá nhân nào.

2.      Hợp tác xã hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của các thành viên và rộng hơn nữa là vì sự phát triển bền vững của xã hội. Vai trò của Hợp tác xã trong xoá đói nghèo cho hàng triệu người dân là không thể phủ nhận được, Hợp tác xã đã phân phối của cải một cách bình đẳng và công bằng hơn. Lấy ví dụ, một dự án do Hợp tác xã triển khai tại Senegal đã cải thiện an ninh lương thực cho một triệu người tại 60 cộng đồng địa phương, tăng 250% thu nhập cho các hộ dân và giảm 35% các trường hợp trẻ em suy dinh dưỡng.

3.      Thông qua các hoạt động của mình, Hợp tác xã đã giúp các cá nhân, những nhà sản xuất, công nhân, người tiêu dùng có những cơ hội sau: theo đuổi các mong muốn và nhu cầu về kinh tế; hoà nhập với xã hội tốt hơn; tiếp cận được với hàng hoá, dịch vụ và những lợi ích mà trước đây họ rất khó tiếp cận. Bình đẳng cũng khiến Hợp tác xã phản ánh được sự đa dạng của những thành viên mà họ phục vụ.

Bằng các hoạt động phát triển bình đẳng giới; mang lại nhiều cơ hội cho thanh niên; hoà nhập dân tộc trong thị trường lao động; thúc đẩy việc chuyển đổi từ nền kinh tế phi chính thức sang chính thức; làm giảm sự chêng lệch về lương, đem lại sức mạnh kinh tế cho người nghèo; tạo sự tiếp cận công bằng với các nguồn lực cơ bản như nước, điện, giáo dục, các dịch vụ tài chính và rất nhiều các hoạt động khác nữa, Hợp tác xã đã minh chứng rằng có một sự lựa chọn để có thể thay đổi và hướng sự bình đẳng theo xu thế phát triển của kinh tế và xã hội.

Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chúng ta có thể thấy được những ví dụ về bình đẳng trong Hợp tác xã: các Hợp tác xã tín dụng chia sẻ lợi nhuận trực tiếp cho các thành viên thông qua việc trả lãi cao hơn cho các khoản tiền gửi, lãi suất vay thấp hơn với các mức phí thấp và ít hơn; Hợp tác xã y tế cung cấp các chương trình chăm sóc sức khoẻ hợp lý và dễ tiếp cận cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Hợp tác xã điện năng cung cấp điện và năng lượng cho vùng sâu, vùng xa,  nơi rất ít công ty coi đó là một thị trường tiềm năng để phát triển kinh doanh; Hợp tác xã tiêu dùng cung cấp các sản phẩm thực phẩm đạt chất lượng cao bền vững với giá cả hợp lý, như các sản phẩm hữu cơ hoặc có thương hiệu; Hợp tác xã bảo hiểm tương hỗ giúp đỡ người khuyết tật bảo vệ chính mình khỏi những rủi ro cơ bản, đồng thời giúp họ có thể hoà nhập với các hoạt động trong cộng đồng một cách an toàn và tự tin hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực thì điều này sẽ làm gia tăng sự bất bình đẳng vì nó càng làm ảnh hưởng tới những người đang trong tình trạng tồi tệ, chính vì vậy thế giới càng cần sự bình đẳng. Bằng cách đa dạng hoá nền kinh tế toàn cầu thông qua thúc đẩy và phát triển Hợp tác xã, mọi người, chính phủ các nước và xã hội có thể hỗ trợ cho việc thay đổi này.

Vì hoạt động kinh doanh cũng dựa trên nguyên tắc bình đẳng nên chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước thúc đẩy các kế hoạch hành động cấp quốc gia nhằm giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Chúng tôi cũng kêu gọi Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế hãy xây dựng sự bình đẳng là trọng tâm của các hoạt động của mình nhằm hình thành một chương trình phát triển sau năm 2015, bao gồm một khung khổ hoạt động nhằm giải quyết các nguy cơ và thách thức về biến đổi khí hậu, tính đến vai trò và những đóng góp của Hợp tác xã.

Liên minh Hợp tác xã quốc tế kêu gọi phong trào Hợp tác xã các nước hãy nhân dịp này hành động và thể hiện bằng nhiều cách khác nhau để thấy các Hợp tác xã thúc đẩy sự bình đẳng như thế nào. 

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục