Từ trồng cây màu, mỗi năm, gia đình chị Quách Thị Phượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) thu về từ 100-150 triệu đồng.

Từ trồng cây màu, mỗi năm, gia đình chị Quách Thị Phượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) thu về từ 100-150 triệu đồng.

(HBĐT) - Gần 15 năm làm công tác Đoàn, được tặng thưởng hàng chục giấy khen của Tỉnh đoàn, Huyện đoàn, chính quyền địa phương và mới đây nhất là giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng do T.ư Đoàn riêng tặng cho những nhà nông trẻ xuất sắc có thành tích đặc biệt trong SX -KD, chuyển giao tiến bộ KH -KT, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM, có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, Hội tại địa phương. Những thành tích đó đã phần nào nói lên tài năng, nhiệt huyết của người cán bộ Đoàn năng động Quách Thị Phượng, thôn Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi).

 

“Bén duyên” với công tác Đoàn từ năm 2000, với nhiệt huyết tham gia phong trào Đoàn - Hội, Quách Thị Phượng nhanh chóng được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư chi đoàn thôn, Phó Bí thư Đoàn xã rồi giữ chức Bí thư Đoàn xã từ năm 2006 đến nay. Khi được hỏi, sự tín nhiệm, lôi cuốn đông đảo ĐV -TN tham gia sinh hoạt Đoàn, chị cho biết: “Có lẽ tất cả gói gọn trong từ gương mẫu. Muốn ĐV -TN tin mình, nghe mình, trước tiên, cán bộ Đoàn phải tiên phong, nêu gương sáng cho anh em noi theo. Bên cạnh  tổ chức các hoạt động lành mạnh, có ý nghĩa thiết thực dành cho thanh niên, tôi luôn nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, từ đó động viên tuổi trẻ trong xã đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua lập thân - lập nghiệp, góp phần XĐ -GN, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

 

Nói đi đôi với làm, cuối năm 2004, Phượng chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang đắp ao nuôi cá với hình thức 1 vụ lúa, 1 vụ cá. Sau 1 năm canh tác, nhận thấy các loại cá đều thích nghi tốt với nguồn nước và khí hậu nơi đây, sau thu hoạch, lượng phân tự nhiên của cá rất tốt cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tại chỗ dùng trong nuôi cá như ngô, sắn, cỏ rất dồi dào. Từ thực tế đó, năm 2012, chị cùng gia đình quyết định phát triển kinh tế theo hướng mở rộng mô hình VAC. Chị vay mượn anh em, họ hàng được 150 triệu đồng. Với số tiền đó, chị mở rộng mặt ao nuôi cá lên 9.000 m2, xây dựng chuồng trại nuôi trên 80 con lợn mỗi lứa và 4 lứa mỗi năm, kết hợp nuôi thêm 3.000 gà, ngan thịt, vịt đẻ trứng. Đồng thời nhận thầu 2 ha đất của xã để trồng một số cây ngắn ngày như mía tím, dưa hấu, bí đỏ, bí xanh. Chị Quách Thị Phượng cho biết thêm: “Năm 2014, tin vào năng lực của con gái, bố mẹ tôi giao cho  7 ha đất đồi. Tôi mạnh dạn trồng thêm 5 ha keo nguyên liệu, 2 ha chanh đào, cam, bưởi. Được chính quyền tạo điều kiện, tôi đứng ra thầu một hồ nước có diện tích 20.000 m2 để mở rộng diện tích nuôi cá. Với đầy đủ tiêu chuẩn, cũng trong năm này, gia đình được UBND huyện cấp giấy chứng nhận trang trại để thuận lợi đầu tư, tiếp tục phát triển. Trải qua không ít khó khăn những ngày đầu khởi nghiệp, đến nay, trang trại của Quách Thị Phượng đã đi vào hoạt động ổn định. Bình quân mỗi năm gia đình chị xuất bán trên 10 tấn cá các loại, trừ chi phí thu về 180 triệu đồng; thu 120 triệu đồng từ chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt; trồng trọt các loại cây màu mỗi năm cho thu nhập 100- 150 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Sắp tới, rừng keo nguyên liệu đến kỳ thu hoạch, dự kiến thu về cho gia đình trên 200 triệu đồng. Hiện nay, trang trại của gia đình chị Phượng giải quyết việc làm ổn định cho 3 người; việc làm thời vụ cho từ 20 - 30 ĐV -TN. 

 

 

                                                                                                                    H.Y 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục