Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) sản xuất rau sạch cung cấp ra thị truòng nội tỉnh.

Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) sản xuất rau sạch cung cấp ra thị truòng nội tỉnh.

(HBĐT) - Với nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ được triển khai, khuyến khích hội viên tích cực tìm tòi, thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con hàng hoá gắn với phát triển ngành nghề dịch vụ mới, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SX-KD) đã lan toả rộng khắp trong các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thuỷ.

 

Các hộ hội viên Nguyễn Duy Lành - xã Phú Thành, Đinh Thế Lịch - xã Lạc Long, Bùi Văn Nhinh - xã Hưng Thi, Bùi Văn Chung - xã An Bình, Đặng Văn Sinh - xã Liên Hoà, Vũ Đình Đông - xã Khoan Dụ, Nguyễn Vinh Cường - xã Phú Thành... là những điển hình trong lựa chọn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phong trào thi đua SX -KD giỏi ở địa phương. Đến nay, trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung như vùng trồng cây có múi, dược liệu, sản xuất rau an toàn, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, dê, ong mật, gây nuôi động vật hoang dã như lợn rừng, hươu, nai, nhím... Từ đó từng bước xây dựng thương hiệu nông dân sản xuất hàng hoá đặc trưng: chế tác đá cảnh ở xã Phú Thành, trồng cây có múi xã Liên Hoà, chăn nuôi trâu, bò sinh sản xã Khoan Dụ...

 

Đồng chí Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội ND huyện cho biết: Để thúc đẩy phong trào thi đua SX -KD giỏi trong các cấp Hội, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, Hội đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động hỗ trợ hội viên vươn lên giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Hội đã phối hợp mở 72 lớp dạy nghề cho 2.367 lượt hội viên, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 2.500 lượt nông dân. Thực hiện dự án tăng cường năng lực các nhóm nông dân dân tộc thiểu số, Hội phối hợp mở được 26 lớp dạy nghề, huấn luyện cho 780 lượt hội viên theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM; 15 lớp chuyển giao KH -KT về các loại cây trồng, vật nuôi; 23 lớp tập huấn lồng ghép khác. Bên cạnh đó hỗ trợ đầu tư cho nông dân xã Đồng Tâm xây dựng đoạn đường nội đồng; thành lập 7 nhóm nông dân cùng sở thích; thu hút các dự án đầu tư xây dựng 5 công trình cộng đồng tại xã Khoan Dụ, Phú Lão, Cố Nghĩa, Lạc Long và thị trấn Chi Nê; dự án mô hình phát triển tổ hợp tác chế tác đá cảnh xã Phú Thành.

 

Tạo điều kiện, hỗ trợ hội viên tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, Hội phối hợp với các ngân hàng với vai trò đứng ra tín chấp. Trong các cấp Hội thành lập 56 tổ tiết kiệm và vay vốn ngân hàng CSXH với 1.874 hội viên vay, dư nợ trên 37 tỷ đồng, 110 tổ nhóm vay vốn Ngân hàng NN & PTNT với 2.665 hộ vay, dư nợ trên 65 tỷ đồng. Ngoài ra còn phối hợp với Ngân hàng NN & PTNT hỗ trợ 55 hộ hội viên mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất với tổng trị giá gần 1, 1 tỷ đồng. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, công ty cung ứng gần 2.100 tấn phân bón, 3 tấn lúa giống theo phương thức trả chậm cho hội viên trị giá hàng chục tỷ đồng.

 

Cùng với phong trào thi đua SX -KD giỏi, số hộ nông dân, chủ trang trại SX -KD giỏi ngày càng tăng. Toàn huyện có 36 trang trại đạt tiêu chuẩn, thu nhập bình quân 600 triệu đồng /trang trại /năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 436 lao động. Trong giai đoạn 2010 - 2015 đã có trên 27.000 hộ nông dân đăng ký SX -KD giỏi các cấp, chiếm 58,8% hộ hội viên, trong đó 17.816 hộ đạt danh hiệu nông dân SX -KD giỏi, chiếm 65,9%. Phong trào lan tỏa ở nhiều lĩnh vực sản xuất, thúc đẩy phát triển KT -XH địa phương. Năm 2014, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 26, 2 triệu đồng, tăng 84,5% so với năm 2010; hộ nghèo giảm còn 12,98%. Toàn huyện có 911 hộ hội viên thoát nghèo, trong đó, Hội trực tiếp giúp đỡ 364 hộ, phối hợp giúp đỡ 547 hộ.

 

 

 

                                                                                  Bùi Minh    

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục