Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT  thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

Cuối tháng 10/2015, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở NN &PTNT thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình.

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để nuôi trồng và khai thác thủy sản. Hệ thống sông, suối của tỉnh được phân bố đồng đều với tổng chiều dài 393 km, riêng sông Đà dài nhất 151 km bao gồm cả hạ lưu và thượng lưu thủy điện Hòa Bình. Hồ chứa thủy điện dài 80 km, có diện tích gần 8.900 ha là tiềm năng lớn để phát triển nghề cá. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn hộ dân. Thế nhưng nguồn lợi thủy sản sông Đà đang bị đe dọa và sụt giảm do việc đánh bắt, khai thác quá mức. Vì vậy rất cần những giải pháp đồng bộ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản trên sông Đà.

 

Suy giảm nguồn lợi thủy sản

 

Nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình đang có sự suy giảm nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu năm 2002, khu hệ lưu vực sông Đà hiện có 174 loài cá thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Trong đó, bộ cá chép có thành phần phong phú nhất với 123 loài thuộc 59 giống, chiếm 70, 6% tổng loài. Tiếp đến là bộ cá nheo với 28 loài thuộc 12 giống, chiếm 16% số loài. Đáng chú ý là khu hệ cá lưu vực sông Đà có tới 19 loài có giá trị kinh tế cao, 8 loài các quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có cá chiên, anh vũ, dầm xanh. Trong số 174 loài cá có mặt tại lưu vực sông Đà có 99 loài phân bố ở sông, 102 loài phân bố ở suối và 29 loài phân bố cả ở sông và suối. Năm 2007, sản lượng khai thác cá tự nhiên trên sông Đà ước tính 500 tấn/năm. Những loài cá kinh tế được khai thác sản lượng khá cao như cá mòi 300 tấn/năm, cá cháy 50 tấn/năm, cá chày 60 tấn/năm, cá lành canh 30 tấn/năm, cá ngạnh 30 tấn/nămCác loài cá được khai thác chủ yếu là mè, trắm, trôi, chép, chiên, quất, dầm xanh, anh vũ, chày, mương, nhằng, chắt hỏa, ngạnh, trêSản lượng khai thác một số loài cá chủ yếu trên hồ Hòa Bình những năm gần đây giảm đáng kể, chỉ bằng khoảng 10-20% so với trước đây. Những khu vực vốn có nhiều loài cá quý như dầm xanh, anh vũ, chiên, lăng nay đang ít dần. Một số loài cá có nguồn gốc từ vùng nước lợ cửa sông trước vốn nhiều như cá chày, cá mòi nay không còn thấy xuất hiện nữa.

 

Khai thác, đánh bắt thủy sản quá mức

 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình là do hoạt động đánh bắt quá mức của con người bằng các phương tiện hủy diệt như điện, thuốc nổ. Cá bị xua đuổi nên đi đẻ ở các bãi đẻ nhỏ, phân tán ở những nơi hiểm trở, nhiều thác ghềnh trên vùng thượng nguồn. Theo điều tra sơ bộ, hồ Hòa Bình có 1460 thuyền các loại, trong đó có hàng trăm thuyền gắn máy, công suất 1799 CV, 1139 tấm lưới, gần 500 vó đèn; lưới 3 lớp 1200 tấm, sản lượng khai thác hàng trăm tấn/năm. Việc sử dụng những ngư cụ bị cấm, khai thác quá mức mang tính hủy diệt đã phá vỡ môi trường sinh thái, ngày càng làm cho nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình trên sông Đà bị cạn kiệt. Hoạt động đánh bắt cá diễn ra quanh năm ở mọi khu vực có thể và diễn ra nhiều lần trong ngày, thường có 3 đợt, từ 10 - 11 h và kết thúc vào 14- 15 h; từ 13 - 14 h kết thúc 16 - 17 h; bắt đầu từ 20 - 21 giờ kết thúc 4 - 5 h. Trong đó có nhiều hình thức mang tính hủy diệt như dùng isung điện cường độ lớn đánh sâu hàng chục mét, vó đèn, duốc cá bằng vôi bột, bằng bả độc là các loại cây bản địa.

 

Giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình

Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Trước mắt cũng như lâu dài, thực hiện nghiêm túc Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, làm tốt công tác quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là giải pháp bắt buộc. Hiện nay, tỉnh đang triển khai các giải pháp đưa Luật Thủy sản vào cuộc sống, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản cho người dân ven sông và vùng hồ, thực hiện bổ sung nguồn lợi thủy sản hàng năm. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản cần được đặt dưới sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương, tức là phải kiểm soát được hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản. Xây dựng mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng, triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng hồ, vùng hạ lưu sông Đà, giảm áp lực đánh bắt thủy sản. Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác diện tích mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thủy sản. Triển khai quy hoạch các bãi cá đẻ, bãi ương dưỡng thủy sinh vật nhằm bảo vệ, duy trì, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với quy hoạch phát triển KT-XH và công tác giảm nghèo, nâng cao sinh kế cho người dân vùng hồ. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động đánh bắt thủy sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường.

 

                                                                                Lê Chung

 

 

                                                                                       

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng hóa phong phú trong các siêu thị tại Việt Nam.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lương Sơn trên 90% lao động nông thôn có việc làm thường xuyên

(HBĐT) - Giai đoạn 2011-2015, công tác đào tạo, hỗ trợ phát triển nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lương Sơn đạt được một số kết quả nhất định, góp phần chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân.

Điển hình trong phong trào “tuổi cao - gương sáng”

(HBĐT) - Trong những năm qua, Hội NCT xã Yên Thượng (Cao Phong) đã có nhiều phong trào đạt hiệu quả cao để lại dấu ấn tích cực, góp phần cùng chính quyền phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Hội NCT xã Yên Thượng có 350 hội viên. Trong những năm qua, các hội viên trong Hội đã có những hoạt động tích cực, đóng góp vào việc phát triển KT-XH, góp phần làm thay đổi diện mạo của xã.

Khuyến khích mở rộng quy mô trồng rau, củ, quả bản địa

(HBĐT) - Gần đây, một số loại rau, củ, quả bản địa có xu hướng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, trở thành rau hàng hoá. Điều này cho phép bà con nông dân tận dụng lợi thế đa dạng về cây trồng, tăng thu nhập từ cung cấp tới người tiêu dùng sản phẩm rau, củ, quả có chất lượng.

Hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Thực hiện chính sách dân tộc, phòng Dân tộc huyện Đà Bắc đã thống kê, rà soát nhu cầu của người dân để tham mưu cho Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện có những chính sách hỗ trợ hợp lý. Trong đó chương trình hỗ trợ sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được người dân đồng tình ủng hộ.

3.400 người cao tuổi làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - Phát huy vai trò người cao tuổi trong đời sống, các cấp Hội Người cao tuổi trong tỉnh tích cực tuyên tryền, vận động người cao tuổi tham gia các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương. Toàn Hội hiện có 38.365 người cao tuổi trực tiếp tham gia phát triển kinh tế VAC, kinh doanh, dịch vụ với trên 1.000 vườn, trại, 340 cơ sở sản xuất - kinh doanh, trên 400 cơ sở dịch vụ do người cao tuổi làm chủ.

Phân bổ vốn NTM: Tập trung cho các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục