(HBĐT) - Theo Quyết định 306/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ 15/3/2016, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 50 triệu đồng thay vì được vay tối đa 30 triệu đồng như hiện nay.
Trong một số trường hợp cụ thể, mức vốn vay của một hộ có thể trên 50 triệu đồng, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào khả năng nguồn vốn, nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ của hộ sản xuất, kinh doanh, để quy định mức cho vay cụ thể, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng.
Ngoài điều kiện: Người vay vốn phải có dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh được Ủy ban nhân dân xã nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh xác nhận; người vay vốn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; người vay vốn cư trú hợp pháp tại nơi thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, đối với những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn trên 50 triệu đồng, còn phải: Có vốn tự có (bao gồm: Giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, lao động, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn của dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh; cam kết sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm tiền vay.
Quyết định cũng điều chỉnh mức bảo đảm tiền vay quy định tại Điều 10 Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
Cụ thể, người vay vốn đến 50 triệu đồng không phải thực hiện bảo đảm tiền vay. Người vay vốn từ trên 50 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quyết định này áp dụng cho những khoản vay được ký hợp đồng mới kể từ ngày 15/3/2016, không thực hiện cho vay bổ sung đối với dư nợ cũ của hợp đồng đã ký trước thời gian điều chỉnh mức cho vay theo Quyết định này.
PV(TH)
(HBĐT) - Ngày 26/2, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
(HBĐT) - Sản xuất vụ chiêm - xuân năm nay được dự báo sẽ rất khó khăn do liên tiếp phải đối mặt với diễn biến thời tiết bất thuận. Để hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của thời tiết, Sở NN&PTNT khuyến cáo nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ và cơ cấu các trà lúa theo quy trình kỹ thuật của Sở đã ban hành.
(HBĐT) - 2 năm nay, việc tiêu thụ mía của nông dân gặp khó khăn. Cao Phong là vùng trọng điểm mía của tỉnh. Giá mía đã giảm từ 1.000-2.000 đồng/cây. Đầu vụ giá từ 4.000- 5.000 đồng/cây, hiện giá mía đã tụt xuống còn 2.500- 3.000 đồng/cây.
(HBĐT) - Đến nay, các KCN của tỉnh có 64 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với số vốn đăng ký 390 triệu USD và 46 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 8249,4 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) của tỉnh, đồng chí Nguyễn Duy Thanh, Trưởng phòng Quản lý Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Trong giai đoạn 5 năm (2011- 2015) triển khai Đề án đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Đề án huy động tối đa sự tham gia phối hợp của các sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành phố, trung tâm học tập cộng đồng cấp xã; các cơ sở dạy nghề trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước thực hiện đến ngày 31/01/2016 đạt 12.974 tỷ đồng, tăng 4% so với 31/12/2015. Trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.877 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,3%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 7.097 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,7%/tổng dư nợ.