Nông dân xóm Đằm, xã Dân Chủ (TP Hoà Bình) chăm sóc các loại rau vụ xuân.

Nông dân xóm Đằm, xã Dân Chủ (TP Hoà Bình) chăm sóc các loại rau vụ xuân.

(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng tập trung, trong đó có vùng sản xuất rau an toàn, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu nhập của người nông dân, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình đã ban hành NQ số 05, ngày 12/4/2012 về xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, UBND thành phố đã có kế hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết. Các xã, phường xây dựng chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế từng cơ sở.

 

Dịp trước và sau Tết Nguyên đán năm nay, không ít hộ dân ở các xã: Thống Nhất, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Yên Mông thắng lớn nhờ trồng rau. Rau cắt đến đâu bán hết đến đó. Do nhu cầu thị trường quá cao nên thậm chí những luống rau chưa đến kỳ thu hoạch nông dân cũng cắt đem bán. Từ 15.000 - 20.000 đồng 1 cái bắp cải, 20.000 đồng 1 củ su hào hay 1 cây súp lơ, 35.000 - 40.000 đồng/kg cà chua và nhiều loại  rau thơm, rau gia vị như: xà lách, mùi, húng đỏ, thì là, hành lá, mùi tàu đều bán được giá. ở thời điểm hiện tại, tuy giá bán các loại rau đã giảm nhưng không thể nói là rẻ. Điều này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân.  

Qua tìm hiểu của chúng tôi tại các xóm: Chùa, Rậm, xã Thống Nhất; Tân Lập, Đầm, xã Dân Chủ... được biết: Nguyên nhân thời gian vừa qua rau bán được giá là do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại cuối tháng 1 khiến nhiều diện tích chậm phát triển, có khi bị chết. Song, cơ bản vẫn nhờ có sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng vùng sản xuất rau tập trung; vận động người dân chuyển đổi một phần diện tích cấy lúa, trồng màu thu nhập thấp sang trồng rau theo hướng hàng hóa, chú trọng áp dụng tiến bộ KH-KT, VSATTP trong sản xuất, tiêu thụ để người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm, lựa chọn sử dụng rau an toàn. “Đã từng có năm trồng rau tràn lan không theo quy hoạch, cung nhiều hơn cầu nên bán rẻ như cho, giờ đây có định hướng, quy hoạch cụ thể, nhất là bà con đã có kiến thức, thông tin về trồng rau sạch nên sản phẩm làm ra được người mua tin dùng, lựa chọn. Nhiều khi rau dưới xuôi chở lên nhiều nhưng rau bà con ở đây làm ra luôn được người mua lựa chọn trước” - anh Tùng xã Thống Nhất bộc bạch.  

Những năm qua, để đưa NQ số 05 của BCH Đảng bộ TP Hòa Bình đi vào cuộc sống, cùng với việc chỉ đạo lập quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, thành phố đã chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Nguồn ngân sách thành phố giao cho Trung tâm khuyến khích phát triển kinh tế, nguồn sự nghiệp hoạt động KH&CN, nguồn phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng NTM... thành phố đã hỗ trợ các hộ dân, xã viên HTX về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ rau theo hướng đảm bảo VSATTP, xây dựng các mô hình trình diễn và ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất.  

Trong 3 năm, thành phố đã xây dựng 15 mô hình sản xuất rau ở vùng quy hoạch sản xuất tập trung, từng bước nhân rộng và duy trì phát triển bền vững với tổng kinh phí thực hiện trên 1.168 triệu đồng. Cùng với đó, thành phố đã quan tâm kiên cố hóa kênh mương nội đồng, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho diện tích đất ruộng sản xuất nông nghiệp và xây dựng các bể xử lý bao bì thuốc BVTV tại vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung. Đồng thời đã mở gần 50 lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn ở các xã, phường với hơn 2.000 lượt nông dân tham gia. Năm 2014, TP Hòa Bình có diện tích đất sản xuất rau tập trung 40 ha, tăng 11,6% trước khi thực hiện NQ số 05, diện tích gieo trồng 140 ha/năm, thu nhập cao hơn 5 - 7 lần so với trồng lúa. Giai đoạn 2015 - 2017, thành phố đề ra mục tiêu diện tích đất sản xuất rau tập trung 110 ha, diện tích gieo trồng 350 ha/năm; giá trị sản xuất bình quân đạt 250 triệu đồng/ha/năm; sản lượng rau an toàn trên toàn thành phố đáp ứng 70% nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, trong năm 2015, toàn thành phố đã sản xuất được 8.200 tấn rau xanh các loại.  

Từ Nghị quyết đúng và trúng được đi vào đời sống đã góp phần đáng kể nâng mức thu nhập bình quân của TP Hòa Bình năm 2015 đạt 40 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,27%.

 

                                                                          Bình Giang

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục