Người dân xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) chuyển đổi diện tích ruộng 1 vụ lúa sang trồng hành, tỏi đem lại giá trị kinh tế cao.

Người dân xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) chuyển đổi diện tích ruộng 1 vụ lúa sang trồng hành, tỏi đem lại giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - Là huyện có nhiều xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), huyện Lạc Sơn đã tích cực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc nhằm giúp đồng bào vùng ĐBKK từng bước cải thiện đời sống, tạo thêm động lực thúc đẩy KT-XH địa phương.

 

Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn với 376 xóm, phố. Trong đó có 14 xã ĐBKK gồm: Bình Hẻm, Chí Đạo, Chí Thiện, Định Cư, Miền Đồi, Mỹ Thành, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Phú Lương, Phúc Tuy, Quý Hòa, Tuân Đạo, Tự Do, Văn Nghĩa. Ngoài ra còn có 11 xã khu vực II có 32 xóm ĐBKK thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, 3 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I. So với mặt bằng chung, đây là những địa bàn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH, chính vì vậy được xác định là trọng tâm để thực hiện các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ quan trọng như: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Chương trình 135), Dự án Giảm nghèo giai đoạn II, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK…

 

Đồng chí Quách Văn Dũng, Phó trưởng phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn cho biết: Trong năm 2015, phòng Dân tộc đã tổng hợp, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo, khẩu thuộc hộ nghèo để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tổng số hộ nghèo toàn huyện có 6.961 hộ và 29.367 khẩu thuộc hộ nghèo. Năm 2015, huyện được phân bổ trên 2.758 triệu đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng ĐBKK. Nguồn kinh phí trên được phân bổ đúng mục đích, đối tượng, đúng thời gian quy định. Cùng với chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, các chương trình, chính sách quan trọng khác cũng được huyện Lạc Sơn triển khai đồng bộ và hiệu quả, qua đó giúp đồng bào vùng ĐBKK có thêm động lực để giảm nghèo bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển KT-XH các vùng ĐBKK.

 

Trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng ĐBKK trên địa bàn huyện, định hướng xuyên suốt của huyện là phải lấy người dân làm chủ thể, khuyến khích người dân phát huy năng lực, tính cộng đồng trong giải quyết các vấn đề sinh kế. Đây là cách tiếp cận mới, thể hiện rõ tính phù hợp, đồng thời là giải pháp căn bản giúp giải quyết vấn đề giảm nghèo một cách bền vững tại các xã ĐBKK. Trong 5 năm (2010 - 2015) huyện Lạc Sơn thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II. Với 8 xã ĐBKK được hưởng lợi, huyện đã triển khai 966 hoạt động với tổng mức đầu tư trên 104.394 triệu đồng. Các hoạt động được lồng ghép chặt chẽ với nhau, từ cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển thị trường đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp. Các hoạt động này là những yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sinh kế của người dân trong vùng dự án với mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Mỗi hoạt động tuy có mức đầu tư không lớn nhưng đã mang đến hiệu quả thiết thực, tạo thành những giá trị bền vững góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dự án nói riêng và toàn huyện Lạc Sơn nói chung.

 

Theo đánh giá của UBND huyện Lạc Sơn: Việc thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ vùng ĐBKK đã góp phần thúc đẩy kinh tế các xã, làm thay đổi diện mạo NTM của huyện. Đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân của huyện đạt 21,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 18,35% (giảm bình quân trên 4%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015). Cùng với sự phát triển khá toàn diện của KT-XH huyện, diện mạo nông thôn miền núi tại các xã ĐBKK cũng ngày càng khởi sắc, từng bước thu hẹp khoảng cách với các vùng có mức phát triển cao của huyện. Đây là động lực quan trọng để những năm tiếp theo huyện Lạc Sơn tiếp tục hiện thực hóa các mục tiêu giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH cho các xã ĐBKK của huyện. 

 

 

                                                                     Thu Trang

 

 

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục