Chị Nguyễn Thị Lê, xóm Dệ 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) bên vườn cà chua trái mùa trồng xen với cam.

Chị Nguyễn Thị Lê, xóm Dệ 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) bên vườn cà chua trái mùa trồng xen với cam.

(HBĐT) - Mấy năm lại đây, bà con xóm Dệ 2, xã Bắc Phong (Cao Phong) phấn khởi vì cuộc sống đã bớt khó khăn, từng bước vươn lên làm giàu. Được như vậy là do bà con nông dân đã chuyển diện tích vườn tạp sang trồng cà chua, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lúc đầu do không có vốn nên cây cà chua trồng nhỏ lẻ ở một số gia đình. Năm 2012, Hội LHPN huyện Cao Phong đầu tư trực tiếp phân bón đến từng hộ trồng cà chua, góp phần nhân rộng mô hình trong xóm Dệ 2. Hiện tại, diện tích trồng cà chua của xóm có 4,5 ha với 15 hộ tham gia trồng các giống cà chua nhót, cà chua gieo và cà chua ghép. Kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, khi trồng chỉ cần cho phân chuồng đã ủ hoai mục, cây lớn lên bón phân hữu cơ. Tốn công sức nhất là khâu bắc giàn, nếu không, khi có quả, cây cà chua sẽ bị gãy cành. 1 năm có thể trồng 3 - 4 vụ cà chua.

 

Với giá bán hiện tại dao động từ 12.000 - 18.000 đồng/kg, cao điểm giá lên tới 30.000 đồng/kg như dịp Tết Nguyên đán, trung bình 1.000 m2 thu nhập khoảng 30 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Quảng có diện tích cà chua nhiều nhất xóm cho biết: Năm 2015, gia đình tôi trồng 5.000 m2, trừ chi phí thu về 150 triệu đồng.

 

Cà chua tiêu thụ chủ yếu ở các chợ: Bưng, Bằng và Dũng Phong. Với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đặc biệt là cà chua sạch, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng, sản lượng hiện tại chưa đủ cung cấp cho thị trường. Nhiều người dân trong huyện còn tìm đến tận gia đình trồng để mua, tránh bị trộn với cà chua nơi khác.

 

Gia đình chị Nguyễn Thị Lê trồng cà chua sớm nhất xóm chia sẻ: “Trước đây, cuộc sống gia đình khó khăn, ăn không đủ, từ ngày chồng tôi về quê mang giống cà chua lên trồng thử, thấy cây dễ trồng, năng suất cao. Lúc đầu, gia đình không có vốn nên chỉ trồng 200 cây. Năm 2012, khi được Hội LHPN huyện đầu tư phân bón, gia đình chuyển hết diện tích vườn tạp sang trồng cà chua, nhờ đó mà thoát nghèo. Hiện, gia đình tôi trồng 3.000 m2, năm 2015 cho sản lượng 8 tấn, trừ chi phí thu về 100 triệu đồng/vụ. Gia đình đang trồng thử  30 cây cà chua tím, bước đầu dễ trồng như các giống cà chua khác, giá bán tới 50.000 đồng/kg”.

 

Chủ tịch UBND xã Bắc Phong Bùi Văn Hùng cho biết: Mấy năm gần đây, bà con trong xã đã mạnh dạn chuyển diện tích đất vườn tạp sang trồng cây màu như súp lơ, cà chua. Người nông dân còn tận dụng diện tích đất khi cây ăn quả có múi còn bé để trồng xen cà chua với mục đích lấy ngắn nuôi dài, đồng thời tránh cỏ dại mọc ăn hại chất đất. Cây cà chua trồng ở xóm Dệ 2 đã trở thành cây thoát nghèo, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, xã có chủ trương nhân rộng mô hình này sang các xóm khác và hỗ trợ về giống, kỹ thuật trồng cho các hộ dân góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân.

 

    

                                                                               Thu Thủy (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục