(HBĐT) - Kết thúc giải xe đạp đường trường trẻ toàn quốc và xe đạp địa hình trẻ toàn quốc năm 2018, đoàn Hòa Bình đã giành được 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 3 huy chương đồng, là đơn vị đứng thứ 2 về bảng tổng sắp huy chương nội dung xe đạp địa hình trẻ toàn quốc (chỉ đứng sau đội An Giang về số lượng huy chương).


Thực tế, tại các giải xe đạp địa hình toàn quốc, các VĐV môn xe đạp của trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng có một thực tế là phương tiện phục vụ luyện tập, thi đấu còn thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ tới thành tích của VĐV. Huấn luyện viên bộ môn xe đạp Trường phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh Trần Đại Nghĩa cho biết: Giải vô địch xe đạp đường trường trẻ toàn quốc và xe đạp địa hình trẻ toàn quốc năm 2018 được tổ chức vào đầu tháng 7 vừa qua tại Hòa Bình, tỉnh ta có 10 VĐV trẻ tham gia thi đấu. Với nội dung xe đạp đường trường, các VĐV tham gia với tinh thần thử sức, cọ sát, học hỏi kinh nghiệm thi đấu. Nội dung xe đạp địa hình, các VĐV thi đấu với quyết tâm cao, phấn đấu giành được thứ hạng cao nhất. Các VĐV trẻ như: Bùi Văn Nhất, Bùi Văn Hiếu, Đinh Thế Hùng, Đinh Tuấn Đạt, Bùi Thị Huê, Quách Thị Phương Thanh… được kỳ vọng mang về cho đội những tấm huy chương và là lứa VĐV tiềm năng kế cận của tỉnh. Tuy nhiên, đáng tiếc tại nội dung băng đồng olimpic cá nhân và đồng đội nam lứa tuổi 16, xe đạp của VĐV Bùi Văn Hiếu gặp sự cố trên đường đua và đành để tuột huy chương vàng cá nhân, chỉ bảo vệ được huy chương vàng đồng đội. Như vậy, kết thúc nội dung xe đạp địa hình trẻ toàn quốc 2018, các VĐV trẻ tỉnh ta chỉ giành được 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 3 huy chương đồng và là đơn vị đứng thứ 2 về bảng tổng sắp huy chương.


VĐV Bùi Văn Nhất tham gia thi đấu tại giải xe đạp địa hình trẻ toàn quốc năm 2018.

Dù có chút tiếc nuối với thành tích đạt được, nhưng không thể phủ nhận, các VĐV xe đạp trẻ của tỉnh đã thi đấu xuất sắc trong điều kiện phương tiện kỹ thuật còn hạn chế. Thực tế, các VĐV xe đạp trẻ đều chưa có xe đạp để tập luyện và thi đấu. Các em phải mượn xe đạp của các anh chị để thi đấu, dẫn đến chưa quen xe và ảnh hưởng đến chất lượng thi đấu chung. Hiện nay, đội xe đạp của tỉnh có 24 VĐV, nhưng mới có 9 xe đạp. Các xe này đều được mua từ năm 2009 và 2014. Qua thời gian tập luyện, thi đấu, hầu hết các xe đã cũ, hư hỏng, hiện chỉ còn 1 xe đạp của VĐV Đinh Mạnh Linh là tốt nhất và đảm bảo để tham gia các giải xe đạp khu vực và toàn quốc. VĐV, kiện tướng cấp quốc gia Đinh Mạnh Linh cho biết: Xe đạp địa hình là môn thể thao mạo hiểm, VĐV thường phải thi đấu các nội dung băng đồng, đổ đèo trên các đoạn đường phức tạp với đường độ dốc cao, vực sâu, nhiều khúc cua gắt... Vậy nên, ngoài thể lực tốt, các VĐV phải có kỹ thuật cao, kinh nghiệm xử lý tính huống trên đường đua, hiểu biết cặn kẽ các thông số kỹ thuật của xe. Việc thiếu phương tiện, việc luyện tập của các VĐV phải chia theo ca nên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật xử lý tình huống trên đường đua, chiến thuật khi thi đấu. Vì thế, VĐV không thể phát huy được hết khả năng cũng như sở trường.

Huấn luyện viên Trần Đại Nghĩa cho biết thêm: Trong khi phương tiện tập luyện, thi đấu thiếu như hiện nay thì với mục tiêu tỉnh ta đề ra có môn vô địch xe đạp địa hình tại Đại hội thể thao toàn quốc năm 2018 là đạt được 3 huy chương cá nhân và đồng đội, trong đó có 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc hoặc đồng. Với nội dung đồng đội sẽ có 5 VĐV thi đấu, nhưng hiện tại chỉ có 1 xe đạp đủ điều kiện thi đấu, 4 xe đạp còn lại chỉ đảm bảo tập luyện hàng ngày. Để đảm bảo mục tiêu trên, trường phổ thông năng khiếu TDTT đã kiến nghị, đề xuất với Sở VH-TT&DL mua bổ sung thêm cho đội xe 3 xe đạp mới để các VĐV tập luyện, thi đấu. Vì mỗi loại xe có thông số, kỹ thuật khác nhau nên VĐV phải mất khoảng 2 tháng để tập luyện, làm quen xe thì mới xử lý được tình huống cũng như bảo đảm an toàn trên đường đua. Như vậy, nếu đến cuối tháng 9 chưa có xe để VĐV tập luyện thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả đội xe đề ra. Trước mắt, thành viên ban huấn luyện cũng như đội xe vẫn tiếp tục rèn luyện thể lực và tập luyện hàng ngày trên các cung đường đã định với quyết tâm đạt mục tiêu đề ra vào bảng thành tích chung của tỉnh tại Đại hội thể thao toàn quốc năm 2018.


Hồng Ngọc


Các tin khác


Hơn 500 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng

Tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, Liên đoàn Karate tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng lần thứ VI năm 2024.

Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục